-
Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công -
TP.HCM chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy Nipro -
Bình Định phát triển logistics gắn với hoàn thiện hạ tầng giao thông -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Cảng Dung Quất chưa phát huy hết tiềm năng -
Cần 183.856 tỷ đồng xây đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Ảnh minh họa. |
Bộ GTVT vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Nhiệm vụ của Tổ công tác là chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trình Chính phủ, Quốc hội, Bộ Chính trị.
Theo Bộ GTVT, Dự án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có quy mô rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước, có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn; là dự án chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam nên cần có sự chỉ đạo tập trung từ cấp cao nhất, có quyết tâm chính trị mạnh mẽ; cần được nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng để lựa chọn phương thức và nguồn vốn đầu tư, yếu tố kỹ thuật (công nghệ, tốc độ khai thác, đối tượng phục vụ v.v...), mô hình khai thác hợp lý trên cơ sở phù hợp với xu thế phát triển của quốc tế, điều kiện thực tế của Việt Nam, bảo đảm tầm nhìn chiến lược, dài hạn.
Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định; đồng thời, thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển GTVT đường sắt.
Bộ GTVT cũng đã tổ chức đoàn công tác đi học hỏi kinh nghiệm tại một số quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như Châu Âu, Trung Quốc để cập nhật, bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và để có đầy đủ cơ sở khoa học, khách quan, Bộ GTVT sẽ huy động tư vấn quốc tế có kinh nghiệm để nghiên cứu, hoàn thiện làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2025.
“Để thực hiện thành công Dự án nói riêng, phát triển lĩnh vực đường sắt nói chung cần phải thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp, nguồn lực huy động rất lớn, cần sự vào cuộc, phối hợp của các bộ, ngành và địa phương nên cần thiết thành lập Tổ công tác giúp Thủ tướng Chính phủ để nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp lớn mang tính tổng thể, liên ngành và chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng Đề án”, Bộ GTVT nêu lý do.
Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ là Tổ trưởng Tổ công tác xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Tổ phó thường trực là Phó Thủ tưởng Chính phủ Trần Hồng Hà; 2 Tổ phó là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ GTVT.
Các thành viên khác của Tổ công tác gồm: Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, xây dựng, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Tư pháp, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Lao động thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch UBND của 20 tỉnh/thành phố có tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Về Cơ quan thường trực tổ công tác, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng giao Bộ GTVT là Cơ quan thường trực Tổ công tác xây Đề án.
Tổ công tác hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi Bộ Chính trị có kết luận về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam hoặc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công -
TP.HCM chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy Nipro -
Bình Định phát triển logistics gắn với hoàn thiện hạ tầng giao thông -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
-
Cảng Dung Quất chưa phát huy hết tiềm năng -
Cần 183.856 tỷ đồng xây đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh -
Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư -
350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Lấp khoảng trống hậu dự án BOT -
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ: Động lực tăng trưởng mới cho Nam Định -
Vì sao trung tâm logistics tại TP.HCM chưa hấp dẫn nhà đầu tư?
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon