
-
KSB đầu tư 4.200 tỷ đồng vào Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng
-
Sẵn sàng mọi mặt để xuất nhập khẩu thông suốt khi chính quyền vận hành mô hình mới
-
Thực hiện phi địa giới hành chính trong đăng ký hộ kinh doanh
-
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025): Kỳ vọng những sáng kiến đột phá -
CT Group ra mắt bản thiết kế chip gây "rúng động" thị trường
![]() |
Ngành dệt may đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới ở mức 6% |
Năm 2019 là năm đặc biệt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam, với nhiều biến động trên thị trường không dự báo trước, và kéo dài hơn dự kiến.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung đã làm tổng cầu dệt may 2019 chỉ tăng 3,3% so với mức tăng 7,4% năm trước. Trong 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới thì Trung Quốc giảm 2,3%, Pakistan giảm 4,6%, Ấn Độ tăng 1,4% và Bangladesh tăng 2,4% trong khi Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng 7,3%.
Điều này đã thấy rõ khi nhìn vào kết quả xuất khẩu 39 tỷ USD, hụt 1 tỷ USD so với mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho hay, bên cạnh tổng cầu giảm, điểm khó khăn lớn hơn là xu thế kinh doanh ngắn hạn, phòng thủ trước các diễn biến khó lường về chính sách thương mại quốc tế, đơn hàng đặt ngắn hạn, khó tối ưu kế hoạch và chi phí dẫn tới hiệu quả suy giảm dù vẫn có tăng trưởng về doanh thu.
Trong bối cảnh đó, các yêu cầu ngoài giá, chất lượng, tiến độ như thông thường, nhiều yêu cầu mới được các nhà mua hàng lớn đặt ra như là rào cản để sàng lọc và tái cấu trúc hệ thống cung ứng toàn cầu. Cụ thể là các tiêu chí về môi trường, sản xuất xanh, tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo được như nước, điện, sử dụng các nguyên vật liệu tái chế.
Cùng với đó là các yêu cầu về quy tắc xuất xứ từ sợi và vải để có thể có được lợi ích thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, áp lực về lao động và tiền lương do Việt Nam là nước có tốc độ kinh tế tăng trưởng cao, tỷ giá ổn định đã không còn lợi thế là nước có nhân công rẻ so với các nước cạnh tranh.
"Với các đặc trưng mới của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, chỉ có các doanh nghiệp tham gia chính thức vào chuỗi, được doanh nghiệp đầu chuỗi đánh giá mới có khả năng có được đơn hàng sản xuất ổn định, giá cả hợp lý nhất do được san sẻ lợi nhuận từ các khâu có tỷ lệ cao như thiết kế, phân phối sang cho khu vực sản xuất", ông Trường cho biết.
Từ các đặc điểm mới của thị trường dệt may thế giới, chuỗi cung ứng toàn cầu, và các đặc điểm riêng của Việt Nam, ngành dệt may
đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới ở mức 6%.
Trong đó, riêng 2020 mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 41.5 - 42 tỷ USD.
Thực hiện chiến lược xanh hoá ngành dệt may, cả ngành sẽ nâng cao chất lượng môi trường làm việc và thu nhập cho người lao động và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đến 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu tăng lên 55 - 60 tỷ USD, nhưng số lượng lao động duy trì ở mức như hiện nay (2,5 triệu lao động công nghiệp) năng suất lao động trên đầu người tăng 150%.

-
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025): Kỳ vọng những sáng kiến đột phá -
CT Group ra mắt bản thiết kế chip gây "rúng động" thị trường -
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2025 của HHV tăng mạnh, ước đạt 323 tỷ đồng -
Ưu đãi thuế quan là lợi ích nổi bật của Hiệp định EVFTA -
EVN tổ chức Đại hội Thi đua Yêu nước EVN lần thứ V -
Sáp nhập tỉnh, thành: Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng bước chuyển lớn cho phát triển kinh tế -
THIBIDI là doanh nghiệp Việt đầu tiên tham gia sự kiện CWIEME Berlin
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh