Có 5 cựu Bí thư Tỉnh ủy, 4 cựu Chủ tịch UBND các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi và hàng loạt cựu cán bộ các tỉnh này bị cáo buộc liên quan tới các sai phạm của Tập đoàn Phúc Sơn.
Tòa án đánh giá hành vi phạm tội của cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Nguyễn Đức Thái là cực kỳ nghiêm trọng, nên tuyên phạt mức án 12 năm tù trước cáo buộc nhận gần 25 tỷ đồng để giúp doanh nghiệp trúng nhiều gói thầu giấy in.
Trần Thị Bình Minh, cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố, song cho rằng, không có việc trao đổi sẽ chi tiền sau khi công ty trúng thầu…
Bị cáo Mai Tiến Dũng và nhiều cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để “bẻ lái” kết luận thanh tra, giúp dự án Sài Gòn Đại Ninh không bị thu hồi.
Nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới, đồng thời nói đây là “bài học lớn nhất trong đời”.
Sau một lần tạm hoãn, Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và các đồng phạm liên quan tới các vi phạm tại dự án Hạc Thành Tower.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam đề nghị thanh tra việc sử dụng đất tại dự án đầu tư Sân gôn Indochina Hội An, khi tiến độ sử dụng đất để thực hiện dự án quá chậm trễ.
Trước cáo buộc nhận hối lộ 24,9 tỷ đồng để “tạo điều kiện” trái pháp luật cho doanh nghiệp trúng thầu, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng, cựu Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục bị Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt từ 12-13 năm tù.
Với phương pháp chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn, chủ đầu tư chỉ được áp dụng với gói thầu dưới 1 tỷ đồng, song Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục đã áp dụng cho 7 gói thầu lên tới hơn 420 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các bị cáo thông đồng để hợp thức hóa hồ sơ, thực hiện mở thầu, chấm thầu lấy lệ.
Bị cáo Hoàng Lê Bách và Lê Hoàng Hải, cựu Phó tổng giám đốc cho rằng, không biết quy định gói thầu trên 1 tỷ đồng không được áp dụng phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn.