Tổng khối lượng cổ phiếu mà Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines vừa được phép phát hành thêm để chào bán cho các cổ đông hiện hữu trong giai đoạn 1 có tổng giá trị 9.000 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, mục tiêu phát triển công nghiệp quốc gia là phát triển các ngành công nghiệp gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng.
Tổng tài sản không hề nhỏ, biển hiệu nhận dạng của Hapro nhan nhản trên các con phố của Thủ đô, vậy mà sau hơn một thập kỷ tồn tại, dù trong xuất khẩu hay bán lẻ và kể cả với công phục hồi gốm Chu Đậu lừng danh, Hapro vẫn chưa trở thành người tiên phong.
Với 3 dự án lớn đang được triển khai, từ nay đến đầu năm 2018, thị trường trong nước sẽ đón thêm khoảng 8,3 triệu tấn xi măng, tạo thêm sức ép cạnh tranh rất lớn.
Tiến trình cổ phần hóa DNNN đã nhiều lần được Chính phủ ráo riết đốc thúc và đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ từng yêu cầu có chế tài mạnh với lãnh đạo các DNNN lần khân, bê trễ cổ phần hóa. Tuy nhiên, nếu nhìn về mục tiêu cổ phần hóa 432 DNNN giai đoạn 2014 - 2015 so với kết quả thực hiện thì quả thật, đích đến còn quá xa vời.
Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố, có tới 32% số doanh nghiệp (DN) được hỏi cho biết, họ phải chi trả các khoản chi phí không chính thức cho cán bộ thuế. Tỷ lệ DN phải chi trả chi phí không chính thức không đồng đều giữa các nhóm DN theo nguồn vốn chủ sở hữu.
Như Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn đã đề cập trong loạt bài viết “Vụ việc tại CTCP Xi măng Tân Phú Xuân: Uẩn khúc sau những lá đơn”, câu chuyện đang dần sáng tỏ với sự “xuất đầu lộ diện” của một doanh nghiệp muốn làm dự án trên phần đất đã được cấp cho Xi măng Tân Phú Xuân.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa đồng ý với phương án Bộ Công Thương trình Chính phủ về việc thoái toàn bộ phần vốn nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex). Việc thoái vốn phải hoàn thành trước cuối quý I/2016.
Những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đang được xem là mảnh đất “béo bở” cho các nhà đầu tư nước ngoài vào khai thác. Vừa qua, tại Long Biên (Hà Nội), “ông lớn” Aeon Mall của Nhật Bản khai trương một trung tâm thương mại (TTTM) lớn có khả năng phục vụ hơn 1 triệu người. Tiếp đó, vào ngày 3/11, Tập đoàn bán lẻ hàng đầu - Auchan của Pháp bắt đầu ký kết và triển khai chuỗi siêu thị bán lẻ Simply Mart tại miền Bắc với nguồn vốn đầu tư dự kiến là 500 triệu USD.