-
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới -
Nhà đầu tư trái phiếu cần thêm “menu” để lựa chọn -
Mất hút trái phiếu doanh nghiệp sản xuất -
Hơn 2 triệu tài khoản chứng khoán mở mới trong năm 2024 -
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Mấu chốt là hệ thống KRX -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Kỳ vọng đột phá từ những đổi mới
Tạo sức cầu cho thị trường; gia hạn nợ, giãn nợ; nới lỏng điều kiện cho vay với doanh nghiệp bất động sản là 3 giải pháp mà ngân hàng có thể tiến hành “hà hơi thổi ngạt” thị trường trái phiếu, giúp doanh nghiệp đáp ứng nghĩa vụ thanh toán. Đồ họa: Đan Nguyễn. Ảnh: shutterstock |
Nợ xấu trái phiếu gia tăng
Tuần qua, Bộ Tài chính lại phát đi 2 thông báo liên tiếp hối thúc doanh nghiệp phải bố trí mọi nguồn lực để trả nợ TPDN. Các thông báo này được phát ra trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp bất động sản mất khả năng thanh toán.
Theo tính toán của Công ty xếp hạng tín nhiệm VIS, tỷ lệ nợ xấu trái phiếu tại thời điểm cuối tháng 3/2023 là 17% và sẽ tiếp tục tăng. “Chúng tôi ước tính khoảng 113.000 tỷ đồng TPDN đáo hạn từ nay tới cuối năm có nguy cơ không đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán”, ông Lê Việt Cường, chuyên viên phân tích của VIS cho biết.
Nợ xấu trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng, bởi doanh nghiệp có nợ xấu trái phiếu cũng là “con nợ” của các nhà băng. Mặc dù tổng dư nợ của các doanh nghiệp có nợ xấu trái phiếu chỉ chiếm dưới 1% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng và đa phần đều có tài sản đảm bảo, song nhiều ngân hàng có mức độ tập trung bất động sản rất cao.
Tại một số ngân hàng, tổng dư nợ tín dụng và trái phiếu liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 40% tổng dư nợ tín dụng vào cuối năm 2022. Một số ít ngân hàng có khoản đầu tư TPDN chiếm trên 5% tổng dư nợ tín dụng (chủ yếu là trái phiếu bất động sản). Các ngân hàng này sẽ dễ bị tổn thương nếu nợ xấu trái phiếu lan rộng.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP và Nghị quyết số 33/NQ-CP nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản. Tuy nhiên, Nghị quyết số 33/NQ-CP cần thời gian dài để doanh nghiệp có thể xoay chuyển (ví dụ điều chỉnh cơ cấu sản phẩm sang nhà ở giá rẻ). Việc đàm phán giãn nợ với trái chủ theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP cũng không thể một sớm một chiều.
Ba cách ngân hàng giải cứu trái phiếu
Theo các chuyên gia, có 3 cách mà ngân hàng có thể “hà hơi thổi ngạt” cho thị trường TPDN là: ngân hàng đóng vai trò “tay to”, tạo sức cầu cho thị trường; gia hạn nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp bất động sản; nới lỏng điều kiện cho vay với doanh nghiệp bất động sản. Với cả 3 giải pháp này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ có thể “mở hé” cửa để hỗ trợ doanh nghiệp trên điều kiện tối thượng là phải đảm bảo an toàn hệ thống.
Với giải pháp hỗ trợ sức cầu, khủng hoảng niềm tin 2 năm qua khiến nhà đầu tư cá nhân tháo chạy khỏi thị trường TPDN, chưa quay trở lại. Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong quý I/2023, khối lượng TPDN đã phát hành đạt 24.708 tỷ đồng và bên mua có tới 99,99% là nhà đầu tư tổ chức, trong đó ngân hàng chiếm 77%. Như vậy, về nguồn cung, sức cầu thị trường trái phiếu đang phụ thuộc vào ngân hàng.
Để ngân hàng tham gia tích cực trong vai trò nhà tạo lập thị trường, cần sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN. Các doanh nghiệp mong đợi NHNN cho phép ngân hàng thương mại được mua TPDN với mục đích cơ cấu nợ, song Dự thảo mới nhất sửa đổi thông tư này (đang được NHNN lấy ý kiến các bên) vẫn chưa bổ sung quy định này do lo ngại an toàn hệ thống.
Ông Phan Lê Thành Long, CEO AFA Group cho rằng, khó kỳ vọng ngân hàng “rót tiền tấn cứu nhà giàu”, song NHNN có thể “hé cửa” giải cứu thanh khoản thị trường. Điểm khó nhất để làm được điều này là ngành ngân hàng phải tìm được điểm cân bằng trong việc bơm tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát rủi ro hệ thống.
Về giải pháp giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp, đầu tuần này, NHNN làm việc với các tổ chức tín dụng để lấy ý kiến Dự thảo Thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh. Đây là thông tư được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt trông chờ lúc này.
Chính phủ chỉ đạo NHNN ban hành thông tư trên trước ngày 25/4/2023. Khi đó, ngân hàng có thêm cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp không bị chuyển nhóm nợ xấu, thêm thời gian xoay xở tiền trả nợ trái phiếu.
Mặc dù vậy, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chuyên viên phân tích của Công ty FIDT cho rằng, các ngân hàng sẽ chọn lọc kỹ đối tượng doanh nghiệp có khả năng phục hồi để cơ cấu nợ, bởi dù nợ cơ cấu được giữ nguyên nhóm nợ, song ngân hàng phải trích lập dự phòng, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng. Nói cách khác, dù cơ chế giãn, hoãn nợ được ban hành, các doanh nghiệp làm ăn chụp giật cũng khó có cơ hội được tiếp cận.
Một giải pháp nữa mà ngân hàng có thể hỗ trợ dòng tiền cho doanh nghiệp bất động sản, từ đó giảm áp lực cho trái phiếu là bơm thêm tín dụng, nới lỏng điều kiện cho vay. Mới đây, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng chủ trì xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Đồng thời, xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại phân khúc bất động sản dựa vào tiềm năng, thanh khoản của thị trường, làm cơ sở cho tổ chức tín dụng xem xét nới lỏng điều kiện cho vay.
Nửa đầu tháng 4/2023, thị trường không ghi nhận trường hợp phát hành TPDN nào thành công. Trước đó, tháng 3/2023, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 26.425 tỷ đồng trái phiếu, chủ yếu là bất động sản. Các đợt phát hành riêng lẻ lớn phần lớn là của các doanh nghiệp ít có tên tuổi, thông tin rất hạn chế, thậm chí có doanh nghiệp “tuổi đời” chưa đến 1 năm. Theo các chuyên gia phân tích của VNDirect, những đợt phát hành này chỉ mang tính cục bộ, có thể mục đích phát hành chỉ là cơ cấu lại nợ nội bộ của một hay một vài tổ chức lớn.
-
VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, khối ngoại trở lại mua ròng -
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Mấu chốt là hệ thống KRX -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Kỳ vọng đột phá từ những đổi mới -
Góc nhìn TTCK tuần 6-10/1: Kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm, vẫn còn áp lực tỷ giá -
Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế -
Dừng miễn thuế hàng hoá nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh từ ngày 18/2/2025 -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững