-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ
Gần 700 doanh nghiệp nắm giữ 1.712.644 tỷ đồng vốn nhà nước
Hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc là báo cáo năm nào cũng được Chính phủ gửi đến Quốc hội, tại kỳ họp cuối năm, cho thấy bức tranh toàn cảnh của khối doanh nghiệp nhà nước của năm trước.
Theo báo cáo vừa được gửi đến Quốc hội (phục vụ Kỳ họp thứ sáu, khai mạc ngày 23/10 tới), tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có 827 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, trong đó có 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2022 của 676 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% và trên 50% vốn điều lệ cho thấy, bức tranh chung vẫn sáng màu, với tổng tài sản là 3.821.459 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2021. Vốn chủ sở hữu là 1.807.999 tỷ đồng, tăng 3%. Tổng giá trị vốn nhà nước đang đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước là 1.712.644 tỷ đồng, cũng tăng 3% so với năm 2021.
Năm 2022, tổng doanh thu của 676 doanh nghiệp trên đạt 2.643.545 tỷ đồng, tăng 29%. Lãi phát sinh trước thuế đạt 241.165 tỷ đồng, tăng 24%. Tỷ suất lãi phát sinh trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân chung là 13% (năm 2021 là 11%). Tỷ suất lãi phát sinh trước thuế/tổng tài sản bình quân chung là 6% (năm 2021 là 5%). Có 64/676 (chiếm 9% tổng số doanh nghiệp nhà nước) có lỗ phát sinh, với tổng số lỗ phát sinh là 29.456 tỷ đồng. Có 144/676 doanh nghiệp (chiếm 21%) còn lỗ lũy kế 69.892 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả là 1.981.967 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2021. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 55% tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước.
Hệ số tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp nhà nước là 1,09 lần, cho thấy doanh nghiệp nhà nước ít phụ thuộc vào nợ vay để tài trợ cho hoạt động.
Tách riêng “sức khỏe” cuả 77 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con cho thấy, tổng tài sản của khối này là 2.841.991 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2021; nợ phải thu khó đòi là 41.853 tỷ đồng, tăng 4%, chiếm 10% tổng số nợ phải thu.
Về nguồn vốn, khối “các ông lớn” đang có nợ phải trả 1.435.264 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2021, chiếm 51% tổng nguồn vốn. Hệ số tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,03 lần; có 11 công ty mẹ có tỷ lệ tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.
Trong đó, nợ vay (vay ngắn hạn và dài hạn) từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước là 443.318 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2021.
Có 3 công ty mẹ thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước, lũy kế giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành tính đến ngày 31/12/2022 là 5.390 tỷ đồng.
Có 6/77 công ty mẹ được xác định là chưa bảo toàn được vốn chủ sở hữu (doanh nghiệp có lỗ lũy kế sau khi trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định, vốn đầu tư của chủ sở hữu nhỏ hơn vốn chủ sở hữu).
Theo khái quát của Chính phủ, năm 2022, sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, khối này bắt đầu vực dậy và phát triển trở lại, một số công ty mẹ có tổng doanh thu tăng trên 50% so với năm 2021.
Báo cáo hợp nhất của khối này cho thấy, lãi phát sinh trước thuế đạt 186.811 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2021.
Tách riêng khối ngân hàng thương mại nhà nước, Chính phủ cho hay, doanh thu và lợi nhuận của khối này đều tăng. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 538.372 tỷ đồng, tăng 95.835 tỷ đồng (tăng 22%) so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 101.648 tỷ đồng, tăng 31.118 tỷ đồng (tăng 44%) so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 81.510 tỷ đồng, tăng 24.875 tỷ đồng (tăng 44%).
Đặt trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có việc huy động vốn, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, các ngân hàng chưa có sự chia sẻ với khó khăn chung của nền kinh tế.
Đóng góp vào nền kinh tế sẽ rất hạn chế
Như thường lệ, báo cáo của năm nay nhắc lại không ít hạn chế của khối doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chưa cần đến thông tin này, mà chính những con số ở 3 bản báo cáo gần nhất cũng đã nói lên ít nhiều hiệu quả của việc sắp xếp lại các doanh nghiệp.
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lần lượt là 459 - 476- 478; còn doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước là 807- 826 - 827.
Trong khi đó, ở khối doanh nghiệp tư nhân, mục tiêu năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp đã không thể cán đích. Với tình hình năm nay, bình quân mỗi tháng có 16.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, thì mục tiêu năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp cũng trở nên khá xa vời.
Điểm chung ở cả 3 báo cáo là đều nhắc lại yêu cầu được nêu tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung giữ vững những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư”.
Thế nhưng, cả 2 báo cáo gửi đến Quốc hội năm 2022 và 2023 đều có chung nhận định: “Doanh nghiệp nhà nước vẫn còn hiện diện trong nhiều ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần duy trì sở hữu vốn. Còn tư tưởng chưa muốn thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực phát triển mạnh, có tỷ suất sinh lời cao, làm cho tiến độ thoái vốn chậm lại”.
Đáng chú ý, so sánh riêng phần hạn chế thì báo cáo năm 2022 có 11 vấn đề, còn báo cáo năm 2023 có 13 vấn đề (bao gồm hầu hết 11 đề của năm trước) và một số hạn chế ở báo cáo mới lại “đậm đà hơn”.
Những hạn chế đã trở thành “điệp khúc”, không chỉ ở nhiệm kỳ này, là doanh nghiệp nhà nước còn yếu ở những ngành có ảnh hưởng, quyết định đến việc hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và của khu vực doanh nghiệp Việt Nam; trách nhiệm thực thi quyền chủ sở hữu nhà nước chưa thật sự rõ ràng, việc thực hiện pháp luật công bố thông tin còn mang tính hình thức, chưa được doanh nghiệp thực hiện đầy đủ và nghiêm túc…
Một hạn chế khác liên tục được nhắc đến tại nhiều diễn đàn, cũng được nêu ở cả 2 bản báo cáo gần nhất, đó là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, hiệu quả đầu tư trong thời gian qua chưa đạt như kỳ vọng. Cụ thể, một số dự án có vốn đầu tư lớn, nhưng không thành công, rủi ro cao, như dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản; các dự án đầu tư tại các khu vực bất ổn về kinh tế, chính trị, pháp lý, xã hội, thị trường...; một số dự án có lỗ lũy kế lớn, lỗ liên tiếp trong nhiều năm, phương thức tái cấu trúc chưa hiệu quả.
Báo cáo mới được gửi đến Quốc hội nhấn mạnh, một số dự án đầu tư còn chậm tiến độ triển khai; công tác thanh quyết toán các dự án xây dựng cơ bản kéo dài làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực. Việc thực hiện các dự án đầu tư mới của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua không được thúc đẩy.
“Việc không tạo ra được năng lực tăng thêm này sẽ dẫn đến, trong 5 năm tới, đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế sẽ rất hạn chế, khi tỷ trọng đóng góp hiện nay của doanh nghiệp nhà nước vào GDP là khoảng 29%”, Chính phủ đánh giá.
Nhận diện các hạn chế, các báo cáo đều nêu nguyên nhân chủ quan đầu tiên xuất phát từ quan điểm, nhận thức.
Cụ thể, đó là tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhà nước chưa thống nhất, dẫn tới lúng túng trong hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Một số vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau, nhưng chậm được tổng kết thực tiễn, kết luận để có thể cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, như vấn đề vị trí của doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, trao quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước, sử dụng doanh nghiệp nhà nước làm công cụ điều tiết kinh tế...
Doanh nghiệp nhà nước hay bị nói là kém hiệu quả vì nhiều lý do, nhưng trong đó có sự xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, là lợi nhuận và vai trò mà khu vực này đang phải gánh - vì lợi ích chung, vì lợi ích quốc gia.
Là doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp nhà nước cũng có lợi ích, có thể chưa hoàn toàn phù hợp với lợi ích chung. Doanh nghiệp cổ phần cũng gặp vấn đề này, khi giám đốc điều hành và hội đồng quản trị có những lợi ích khác nhau.
Để giảm bớt, kiểm soát sự xung đột này, cần quy định, quy trình minh bạch và giám sát phù hợp. Nếu giám sát quá chặt, thì như vòng kim cô, doanh nghiệp nhà nước không có động lực hoạt động hiệu quả; nhưng nếu quá lỏng, thì vướng vào hậu quả từ xung đột lợi ích.
Vấn đề ở đây là, quy trình hoạt động và cơ chế giám sát trong hệ thống pháp luật phải đủ để các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước có thể chủ động với đồng vốn của mình, có trách nhiệm với các quyết định kinh doanh của mình.
Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nhà nước, có thể áp dụng các mô hình thí điểm trao quyền tự chủ sử dụng nguồn lực, đầu tư, nhân sự, tiếp cận các dự án mới, công nghiệp mới. Có thể lựa chọn thực hiện tại một số tổng công ty, tập đoàn lớn như Đề án Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện.
TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế
-
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"