-
Vincom Retail được vinh danh trong Top 25 Thương hiệu dẫn đầu và Top 50 Doanh nghiệp quản trị tốt nhất Việt Nam -
Năm 2024, vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam cao kỷ lục -
Nhà đầu tư được TP.HCM miễn thuế với thu nhập chuyển nhượng vốn từ đổi mới sáng tạo -
Thấy gì từ con số xuất khẩu gần 4 tỷ USD của ngành điều -
Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2024: SABECO chia sẻ từ kế hoạch đến hành động -
Chubb Life được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ vinh danh vì đóng góp nổi bật cho cộng đồng
Tìm cách chia “miếng bánh” hơn 4.200 tỷ USD
Thông tin doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm cách M&A các công ty lớn hơn ở nước ngoài khi nguồn tiền mặt dư dôi hơn 4.200 tỷ USD được tung ra mới đây khiến thị trường dậy sóng.
Điều này cũng cho thấy, thị trường nội địa chật hẹp, buộc các doanh nghiệp Nhật Bản phải tìm mục tiêu tăng trưởng ở bên ngoài thông qua các thương vụ M&A.
Theo ông Yoshinobu Agu, Giám đốc bộ phận M&A của Citi ở Tokyo, trong vài năm qua, những giao dịch M&A của các công ty Nhật Bản thực hiện ở nước ngoài có quy mô ngày càng lớn. Khát vọng phát triển cũng như đầu tư của các công ty Nhật Bản đã mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Trong năm 2023, theo thống kê từ Recof Data, doanh nghiệp Nhật Bản đã thực hiện khoảng 660 giao dịch M&A ở nước ngoài, tăng 6% so với năm 2022. Khoảng 1/3 số thương vụ diễn ra ở Mỹ, tiếp theo là Anh (44 thương vụ), Singapore (42 thương vụ) và Ấn Độ (34 thương vụ).
DIỄN ĐÀN M&A VIỆT NAM LẦN THỨ 16, NĂM 2024
Sự kiện thường niên uy tín về mua bán - sáp nhập doanh nghiệp và kết nối đầu tư do Báo Đầu tư tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ được tổ chức tại Khách sạn JW Marriott Saigon (TP.HCM) vào thứ Tư, ngày 27/11/2024.
Với chủ đề “Nhộn nhịp thương vụ/A Blossoming Market”, Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2024 sẽ thảo luận chuyên sâu về các cơ hội M&A đang trỗi dậy vào các lĩnh vực tiềm năng như bất động sản, bán lẻ, công nghệ, năng lượng tái tạo, dịch vụ tài chính và logistics.
Diễn đàn M&A 2024 sẽ có các hoạt động chính sau:
- Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế.
-Vinh danh các Thương vụ và Nhà tư vấn M&A tiêu biểu giai đoạn 2023 - 2024.
- Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2024 (song ngữ Việt - Anh).
Dữ liệu của S&P Capital IQ Pro cho thấy, các thương vụ M&A ở nước ngoài đạt giá trị giao dịch khoảng 50,5 tỷ USD, tăng khoảng 7% so với năm trước. Trong đó, nổi bật là thương vụ Nippon Steel chi khoảng 14 tỷ USD mua U.S. Steel. Tuy nhiên, quá trình hoàn tất thương vụ này đang bị ảnh hưởng bởi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Bên cạnh đó, có thể kể đến các thương vụ như: Panasonic Connect chi 7,1 tỷ USD mua lại hãng quản lý chuỗi cung ứng Blue Yonder Group Inc. - hãng con độc lập thuộc Panasonic ở Mỹ; hãng chip Renesas Electronics chi 5,9 tỷ USD (9,1 tỷ đô la Australia) mua lại công ty phần mềm Altium của Australia; Renesas chi 5,7 tỷ USD mua hãng chip liên doanh Dialog Semiconductor giữa Anh và Đức; hãng xây dựng nhà ở Sekisui House chi 4,9 tỷ USD mua lại công ty xây dựng nhà ở MDC Holdings của Mỹ.
Khi thị trường M&A nội địa ở Nhật Bản vẫn ở quy mô nhỏ so với các thị trường phát triển khác, để tạo sự bùng nổ mới trong các giao dịch M&A xuyên biên giới, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện cải cách quản trị doanh nghiệp.
Các nhà môi giới thương vụ M&A xuyên biên giới tại Nhật Bản tiết lộ, các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm mục tiêu tại những nơi có nền kinh tế tăng trưởng và dân số trẻ, như Đông Nam Á và Ấn Độ.
Nếu như tại Mỹ, các công ty Nhật Bản theo đuổi các vụ mua lại 100% vì thị trường minh bạch, thì tại Đông Nam Á và Ấn Độ, họ lại chỉ muốn chiếm cổ phần thiểu số. Lý do là, các công ty Nhật Bản muốn khai thác mạng lưới kinh doanh và mối quan hệ với chính quyền của các giám đốc điều hành địa phương.
Ông Yusuke Ojima, Trưởng khu vực ASEAN của Nihon M&A Center Holdings đánh giá, thị trường nội địa Nhật Bản đang bước vào giai đoạn bão hòa, tiềm năng tăng trưởng đang bị hạn chế so với các nền kinh tế năng động và phát triển nhanh chóng. Khu vực ASEAN, bao gồm các quốc gia như Malaysia,
Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, mang lại nhiều cơ hội lớn cho các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm sự đa dạng hóa và phát triển.
“Bằng cách mở rộng đầu tư vào các thị trường tăng trưởng cao này, các công ty Nhật Bản không chỉ giảm thiểu rủi ro từ sự biến động của kinh tế trong nước, mà còn tận dụng được các cơ hội mới để phát triển dài hạn và mở rộng thị trường”, ông Yusuke Ojima chia sẻ.
Muốn thâm nhập sâu hơn vào Việt Nam
Các nhà môi giới cho rằng, vốn không phải là vấn đề chính đối với các công ty Nhật Bản. Hiện các công ty Nhật Bản nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các nhà đầu tư. Điều quan trọng đối với các công ty lớn là không được mất lòng tin từ các nhà đầu tư.
Tại thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đang có những động thái mạnh tay trong việc tìm kiếm các công ty mục tiêu để M&A.
Theo dữ liệu của Tập đoàn Giao dịch chứng khoán London (LSEG), trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị các giao dịch được công bố tại châu Á đạt 622 tỷ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Tuy nhiên, riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 286 tỷ USD. Trong đó, khoảng 80% giá trị các giao dịch được giao dịch với một
đối tác xuyên biên giới.
Mới đây, Nihon M&A Center Holdings (Nihon M&A Center) vừa thành lập ASEAN to Global Capital (AtoG Capital), một công ty con chuyên về quản lý quỹ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng sang khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Thông qua quỹ này, AtoG Capital tập trung thúc đẩy các cơ hội M&A xuyên biên giới giữa các công ty Nhật Bản và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực ASEAN.
Theo ông Yusuke Ojima, AtoG Capital giúp các nhà đầu tư Nhật Bản tạo ra các cơ hội đầu tư xuyên biên giới. “Chúng tôi cung cấp cho khách hàng nguồn lực và chuyên môn cần thiết để vượt qua những thách thức trong các giao dịch M&A quốc tế, từ đó thúc đẩy các quan hệ đối tác thành công và phát triển bền vững”, ông Yusuke Ojima nói.
AtoG Capital và Nihon M&A Center đều kỳ vọng thúc đẩy các doanh nghiệp tại ASEAN, đặc biệt là các doanh nghiệp tầm trung, giúp phát huy hết tiềm năng của họ trên thị trường toàn cầu.
Cụ thể, AtoG Capital sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong quy trình thoái vốn hai giai đoạn, hỗ trợ tái cơ cấu nội bộ và sau đó hỗ trợ bán cổ phần thông qua dịch vụ tư vấn của Nihon M&A Center. Quỹ này sẽ đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chuẩn kinh doanh của Nhật Bản và cung cấp quy trình tích hợp sau sáp nhập có cấu trúc rõ ràng, nhằm tối ưu hoá thời gian và chi phí cho các giao dịch thoái vốn thành công.
Với chuyên môn trong việc tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp để phù hợp với các tiêu chuẩn kinh doanh của Nhật Bản và cung cấp quy trình tích hợp sau sáp nhập có cấu trúc rõ ràng, Nihon M&A Center đảm bảo một quá trình chuyển đổi mượt mà vào văn hóa kinh doanh Nhật Bản.
Mô hình đầu tư này giúp tối ưu hóa thời gian và chi phí cho các giao dịch thoái vốn thành công, đồng thời giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của ban lãnh đạo vào các quyết định chiến lược, cho phép các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.
Từ năm 2020, Nihon M&A Center Việt Nam đã hoàn tất hơn 8 thương vụ mỗi năm, với giá trị trung bình dao động từ 10 triệu USD đến 50 triệu USD. Các thương vụ này trải dài trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, logistics, công nghệ thông tin và phân phối.
Các động thái trên phần nào cởi bỏ tâm lý nặng nề cho các nhà đầu tư, khi thời gian qua, các thương vụ M&A xuyên biên giới của các nhà đầu tư nước ngoài phần nào bị “hãm phanh” bởi các biện pháp quản lý chặt chẽ.
Theo TS. Lê Minh Phiếu, Luật sư sáng lập và điều hành LMP Lawyers, các biện pháp đưa ra nhằm quản lý “chặt chẽ” hơn, nhưng thiếu đồng bộ, rõ ràng, gây ra 2 khó khăn.
Đầu tiên, là khó khăn trong quá trình bên mua thẩm định pháp lý. Những quy định không đồng bộ, rõ ràng khiến bên bán khó thực hiện và tuân theo, còn bên mua cũng không chắc như thế nào mới là tuân thủ đúng. Điều đó dẫn đến việc nhìn nhận về một vấn đề pháp lý trong hoạt động của công ty mục tiêu bị khác biệt, khó đạt được sự đồng thuận.
“Việc đàm phán các điều khoản liên quan trong hợp đồng như điều kiện tiên quyết, cam đoan và bảo đảm hay bồi thường cũng dẫn đến kéo dài”, ông Phiếu chia sẻ.
Khó khăn thứ hai được ông Phiếu chỉ ra là việc thực hiện các thủ tục pháp lý để đóng thương vụ. Theo ông Phiếu, việc thiếu đồng bộ và rõ ràng làm cho các bên khá căng thẳng khi đàm phán các điều kiện tiên quyết liên quan đến thủ tục pháp lý. Thậm chí, khi đàm phán xong, các bên vẫn phải thực hiện trong sự hồi hộp.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, M&A là một chiến lược hợp lý để tái cấu trúc và khôi phục sức mạnh cho doanh nghiệp. Thực tế, sau Covid-19 và do nhiều yếu tố, đa số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về dòng tiền cũng như kế hoạch để phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Việc hợp tác với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư nước ngoài có thể giúp doanh nghiệp phần nào tháo gỡ khó khăn trước mắt về mặt tài chính, đồng thời có sự hợp tác về chiến lược cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
“Các doanh nghiệp cũng phải không ngừng tìm kiếm cơ hội để có thể nâng cao năng lực tài chính, nâng cao thương hiệu, mở rộng thị trường, đầu tư đội ngũ nhân sự chủ chốt, tận dụng nguồn lực, kinh nghiệm về công nghệ, quản trị, vận hành, marketing… từ các đối tác trong và ngoài nước”, ông Phiếu nói.
-
Vincom Retail được vinh danh trong Top 25 Thương hiệu dẫn đầu và Top 50 Doanh nghiệp quản trị tốt nhất Việt Nam -
Năm 2024, vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam cao kỷ lục -
Nhà đầu tư được TP.HCM miễn thuế với thu nhập chuyển nhượng vốn từ đổi mới sáng tạo -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/12/2024
-
Thấy gì từ con số xuất khẩu gần 4 tỷ USD của ngành điều -
Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2024: SABECO chia sẻ từ kế hoạch đến hành động -
Chubb Life được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ vinh danh vì đóng góp nổi bật cho cộng đồng -
KAMEREO chốt thương vụ 7,8 triệu USD vòng gọi vốn Series B -
Sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer bị điều tra tại Indonesia -
BCG Land và Keppel Mall Management ký kết hợp tác ở lĩnh vực bán lẻ -
Ước thu hàng chục nghìn tỷ đồng từ thuế tối thiểu toàn cầu
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh