Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Doanh nghiệp thất thoát nhân tài từ khi...chưa tuyển dụng
Hồng Phúc - 27/03/2019 14:54
 
Theo bà Thanh Nguyễn, giám đốc điều hành Anphabe, xu hướng “thất thoát nhân tài” tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và tình trạng “thất thoát nhân tài” đã diễn ra liên tục từ trước khi họ gia nhập doanh nghiệp tại 5 giai đoạn thu hút nhân tài.

Thất thoát nhân tài diễn ra liên tục

Tại Hội nghị Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2019 có chủ đề “Together Towards Tomorrow - Đồng hành Vững bước Tương lai” được tổ chức sáng nay tại TP.HCM, bà Thanh Nguyễn cho rằng, không phải nhân viên đi làm và nghỉ việc mới là mất mát. Bởi tình trạng “thất thoát nhân tài” đã diễn ra liên tục từ trước khi họ gia nhập doanh nghiệp tại 5 giai đoạn thu hút nhân tài.

Thứ nhất, thất thoát nhận biết chiếm trung bình 34% nhân sự ngành, bao gồm 24% người không biết/chưa từng nghe về công ty và 10% biết nhưng không thích công ty dù bất kỳ giá nào.

Thứ hai, thất thoát quan tâm với 66% nhân sự ngành có nhận biết, có tới 53% ứng viên không quan tâm làm việc tại công ty trong tương lai.

Trong 13% nhân sự ít ỏi còn lại, chỉ có 7% là sẵn sàng nộp đơn ứng tuyển, 6% quan tâm mà không nộp đơn, đây là thất thoát ứng tuyển.

Thứ tư, chỉ có 5% ứng tuyển nghiêm túc, 2% nộp đơn nhưng không coi công ty là “nơi làm việc lý tưởng” và Anphabe gọi là thất thoát khát khao.

Thêm vào đó, nếu tất cả các công ty mà nhân tài khát khao cùng gửi lời mời làm việc, cơ hội để công ty lọt vào danh sách “ưu tiên chọn” chỉ còn 1%, nghĩa là mất tiếp 4% thất thoát ưu tiên chọn.

Tổng kết lại, một công ty trung bình có thể mất tới 99% nhân tài mục tiêu. Tỉ lệ này của Top 10 Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng hấp dẫn nhất Việt Nam cũng rất cao, lên tới 85% nhân sự ngành.

Không những thế, xu hướng thất thoát vẫn tiếp diễn sau khi nhân tài gia nhập công ty với mức nguy hiểm, chiếm 51% nguồn nhân lực.

Trong đó, 17% nhân viên không nỗ lực và sẽ ra đi; 5% là nhân viên dù Nỗ lực nhưng vẫn ra đi vì nhiều lí do, đây là những thất thoát đáng tiếc cho doanh nghiệp. Nhóm nhân viên “Zombie” dù ít nỗ lực nhưng không ra đi đang trên đà tiếp tục tăng, chiếm tới 29% nguồn nhân lực, tạo nhiều thách thức về hiệu suất và văn hóa.

Nhóm động lực ngoại hiện kém tự nguyện trong tổ chức

Anphabe đo lường động lực đi làm cụ thể từ 75.481 đáp viên, Khảo sát này đã chia nguồn nhân lực Việt Nam thành 6 nhóm hành vi, trong đó, 3 nhóm thiên về động lực ngoại hiện, được đặt tên là: thích ổn định, thực dụng và mê danh tiếng.

3 nhóm còn lại thiên về động lực tự thân lần lượt là nhóm hướng về kết quả, theo đuổi giá trị và yêu công việc.

“Mỗi nhóm động lực có Mục tiêu nghề nghiệp và Kỳ vọng về nơi làm việc lý tưởng rất khác biệt. Nhóm thực dụng sẽ thiên về mục tiêu thăng tiến, mở rộng quan hệ và tích lũy để mở doanh nghiệp riêng. Trong khi đó, nhóm theo đuổi giá trị sẽ tìm kiếm thách thức để học hỏi và phát triển, đóng góp vào mục tiêu ý nghĩa hay áp dụng kiến thức/kinh nghiệm để tạo giá trị”, bà Thanh Nguyễn, giám đốc điều hành Anphabe chia sẻ và cho rằng, điều này lý giải cho tình trạng thất thoát nhân tài cao trước khi tham gia doanh nghiệp do khó có công ty nào có thể thỏa mãn nhu cầu của cả 6 nhóm động lực cùng lúc.

Khảo sát cũng chứng minh rằng các nhóm động lực tự thân có số lượng nhân viên nỗ lực tự nguyện cao hơn 20% so với các nhóm thiên về động lực ngoại hiện, và 21% cao hơn ở số lượng nhân viên cam kết gắn bó. 

Bước sang năm thứ 6, năm nay, Khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam tiếp tục đo lường Sức hấp dẫn Thương hiệu nhà tuyển dụng của 674 doanh nghiệp, thuộc 24 ngành nghề với sự tham gia của 75,481 người đi làm có kinh nghiệm. 

Khảo sát được bảo trợ bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và năm thứ hai liên tiếp hợp tác với Unilever Việt Nam với vai trò Đối tác tri thức và Intage với vai trò Đối tác Nghiên cứu thị trường.  

DANH SÁCH TỐP 100 NƠI LÀM VIỆC TỐT NHẤT VIỆT NAM 2018

XẾP HẠNG

CÔNG TY

XẾP HẠNG

CÔNG TY

1

VINAMILK

51

Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam)

2

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

52

LOTTE Mart Việt Nam

3

Nestlé Việt nam

53

PricewaterhouseCoopers (PwC)

4

Samsung Vina Electronics

54

Bayer Việt Nam

5

Tập đoàn Công Nghiệp - Viễn Thông Quân Đội

55

Vinasoy

6

Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam

56

Chubb Life Việt Nam

7

Suntory PepsiCo Việt Nam

57

LG - VINA Cosmetics

8

PepsiCo Foods Việt Nam

58

Công ty Cổ phần VNG

9

Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

59

British American Tobacco Việt Nam

10

Công Ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam

60

Kimberly-Clark Việt Nam

11

Abbott Laboratories S.A

61

ABB LTD.

12

Honda Việt Nam

62

Vietjet Air

13

Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

63

Ernst & Young Việt Nam

14

adidas

64

THACO GROUP

15

Tổng Công Ty Viễn Thông Mobifone

65

WIPRO UNZA VIETNAM

16

ASUS Việt Nam

66

CTY TNHH Quản lý Bất Động Sản CapitaLand (Việt Nam)

17

TH Milk

67

Perfetti Van Melle Viet Nam

18

Cty TNHH Bosch Việt Nam

68

DKSH Vietnam

19

Schneider Electric

69

Schindler Việt Nam

20

TIKI

70

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Xây Dựng Hòa Bình

21

IBM Việt Nam

71

DHL - VNPT Express

22

Manulife Việt Nam

72

VSTV (K+)

23

Tập đoàn Vingroup

73

CÔNG TY TNHH NIPPON PAINT (VIỆT NAM)

24

Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam

74

PIAGGIO Việt Nam

25

Acecook Việt Nam

75

Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam

26

Tổng công ty Hàng không Việt Nam

76

Highlands Coffee

27

PNJ

77

GlaxoSmithKline (GSK)

28

FrieslandCampina Việt Nam

78

Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ

29

Thế Giới Di Động

79

VPĐD Novartis Pharma Services AG tại TPHCM

30

Công ty TNHH Nike Việt Nam

80

GreenFeed Việt Nam

31

Nutifood

81

CGV Việt Nam

32

Masan Group

82

Tập Đoàn Mặt Trời

33

KPMG Việt Nam

83

Siemens Việt Nam

34

L'Oréal Việt Nam

84

OPPO Việt Nam

35

FPT Software

85

3M Việt Nam

36

Deloitte Việt Nam

86

Qualcomm International

37

NashTech Việt Nam
A Brand of Harvey Nash

87

Tập đoàn Đất Xanh

38

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)

88

Keppel Land Việt Nam

39

DAIKIN VIETNAM

89

AstraZeneca

40

Công Ty TNHH Canon Marketing Việt Nam

90

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons

41

Ngân Hàng TNHH Một Thành Viên Standard Chartered (Việt Nam)

91

Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân

42

Dai-ichi Life Việt Nam

92

De Heus

43

Ngân hàng Citibank Việt Nam

93

Grab Việt Nam

44

Cargill Việt Nam

94

Shell

45

Mondelez Vietnam

95

Nielsen Việt Nam

46

Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam

96

Tập đoàn C.P

47

VinaCapital

97

Total Marketing & Services Vietnam

48

Sanofi Việt Nam

98

McDonald's Việt Nam

49

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTECCONS

99

OOCL (Vietnam) Co., Ltd.

50

Shopee

100

Eurowindow

 Ở hạng mục Nơi Làm Việc Tốt Nhất theo ngành nghề, một số doanh nghiệp liên tục giữ vững danh hiệu đầu ngành trong nhiều năm như Cargill Việt Nam trong ngành Nông/Lâm/Ngư nghiệp), KPMG Việt Nam trong ngành Dịch vụ tài chính,…

CEO Anphabe: Tất cả đều thất bại trong cuộc chiến nhân tài nếu dựa vào lương, thưởng
Ước tính, 51% trong tổng nhân viên tại một công ty sẽ nghỉ việc và trở thành “zombie công sở” sau họ khi gia nhập tổ chức. Do đó, các doanh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư