-
Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp -
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới -
Ông Dương Văn Bắc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Novaland -
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam -
Doanh nhân Nguyễn Thị Minh Đăng, CEO Công ty cổ phần Koro: Người tiên phong “chẩn bệnh” cho nước
Không giới hạn giấc mơ
“Hãy kể cho tôi 10 thương hiệu quốc tế lớn đã và đang đầu tư vào Việt Nam. Tôi chắc chắn, 90% số đó là khách hàng của TTT”, ông Lê Bá Thông đã bắt đầu câu chuyện với đôi phần ngạo nghễ.
Nhưng, sự say mê của ông với công việc khiến người nghe hiểu rằng, ông tự hào về 25 năm của TTT và muốn chia sẻ niềm tự hào này.
. |
Ở Việt Nam, doanh nghiệp tạo được tên tuổi nhờ mảng thiết kế, thi công nội thất không nhiều, cũng không dễ có được các hợp đồng với những thương hiệu khách sạn, resort hạng sang. Hơn nữa, ít doanh nghiệp nào trong ngành sở hữu nhiều lợi thế như TTT. Ông đang có những kiến trúc sư gạo cội, là những người đồng sáng lập TTT, gắn bó với nhau hơn một phần tư thế kỷ, là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành ứng dụng ERP hay phần mềm Microsoft Project Central…
Ông kể, mỗi khách hàng lớn, với phong cách quản trị riêng, luôn đặt ra cho TTT những đề bài khó. Làm nhiều thành mê, đến mức, không chỉ những người đứng đầu mà cả đội ngũ chuyên môn của TTT dường như hứng thú sáng tạo hơn với những đầu bài phức tạp.
Gần đây nhất, ông Thông kể, đội ngũ thiết kế của TTT đã rất tâm huyết khi mang hơi thở mới cho Dự án Citadines Hạ Long. “Một thiết kế vừa đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế của thương hiệu Citadines, vừa điểm xuyết nét rất riêng mang tên Hạ Long. Chủ đầu tư hài lòng, nhưng chúng tôi cũng vô cùng tự hào về những gì mà đội ngũ thiết kế đã thể hiện”, ông Lê Bá Thông say sưa kể.
Hiện tại, hơn 400 nhân viên, 800 công nhân TTT đang bận rộn với 3 dự án khách sạn 5 sao là Hilton Đà Nẵng, Sheraton Đà Nẵng và Intercontinental Phú Quốc…
Thật ra, trong 5 năm đầu thành lập, TTT chỉ chuyên làm nội thất. Cho đến khi trở thành đối tác của Nike trong dự án thiết kế, thi công nội thất văn phòng cho Tập đoàn này tại Việt Nam, ông Thông và những người sáng lập TTT là kiến trúc sư gạo cội, Chủ tịch HĐQT TTT là ông Trần Minh Tâm và kiến trúc sư Trần Khánh Trung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kiến trúc xanh TP.HCM, mới nhìn thấy con đường rộng mở phía trước.
TTT chuyển hướng qua tập trung thiết kế, thi công nội thất cho các văn phòng cao cấp từ thời điểm đó, bắt đầu trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Hiện giờ, TTT đã tự tin khẳng định vị thế mới trong lĩnh vực nội thất cho khách sạn, resort hạng sang và căn hộ cao cấp.
Công việc không chỉ dừng lại sau đường biên giới. Biểu tượng TTT cũng xuất hiện ngày một nhiều tại các dự án hạng sang ở nước ngoài như Mỹ, Myanmar, Australia, Campuchia...
Năm ngoái, TTT đã hoàn thành Khách sạn Sheraton ở Bangledesh vượt ngoài mong đợi. Đây là trường hợp khá đặc biệt, bởi lẽ, trong suốt quá trình thực hiện dự án là những tháng ngày hồi hộp do biến động chính trị tại đây.
“Dù lo lắng, nhưng quyết phải thực hiện đúng cam kết. Có khi, một chuyến bay chỉ chở toàn công nhân của TTT, vì ở Bangledesh, rất khó tìm thợ lành nghề mà chúng tôi thì không thể đặt giới hạn cho sáng tạo của mình”, Tổng giám đốc Lê Bá Thông chia sẻ.
Sống như ngày mai sẽ chết
Cuộc đời của Lê Bá Thông có thể chia làm 2 giai đoạn. Trước 10 tuổi, người con út Lê Bá Thông có cuộc sống khá đầy đủ, quan trọng nhất là gia đình đủ cả ba và mẹ. Khi tròn 10 tuổi, ba ông mất, 12 tuổi, mẹ mất, cuộc đời của Thông và các chị sang một giai đoạn hoàn toàn khác. Mấy chị em phải kiếm sống bằng đủ cách, bán thuốc lá, giao sữa, rồi dạy đánh bóng bàn....
Vậy nhưng, Lê Bá Thông vẫn đậu thủ khoa cả đầu vào và đầu ra ngành địa chất Trường đại học Bách khoa TP.HCM. Rồi sau khi được phân công về Công ty Phát hành sách TP.HCM (FAHASA) như những sinh viên ra trường thời gian đó, chàng sinh viên ngành địa chất vẫn tìm được chỗ cho những đam mê của mình.
Lý do, ông Thông nói, ông đã sống với tất cả nguồn năng lượng có trong người, sống như hôm nay sẽ là ngày cuối cùng.
Ông kể, thời đó khi ra trường, sinh viên buộc phải công tác theo sắp xếp của Nhà nước, trừ khi có cơ quan viết đơn xin nhân sự hoặc sinh viên tốt nghiệp thủ khoa. Ông đáp ứng cả hai điều kiện và được nhận về… FAHASA. May thay, FAHASA có xưởng xây dựng mỹ nghệ và trang trí nội thất, xây và làm nội thất cho tất cả các nhà sách của hãng trong Thành phố, nên ông có cơ hội phát triển năng lực trong ngành này.
3 người đồng sáng lập của TTT gặp nhau vào thời điểm này, khi tham gia vào các hoạt động văn nghệ, giao lưu.
“Mọi việc với những người 27 tuổi đều dễ dàng. TTT được thành lập với niềm vui chung lớn là được làm việc chung, kiếm tiền chung với những người bạn”, ông Thông nhớ lại. Cho tới thời điểm này, ông vẫn tin rằng, mọi con đường đều hanh thông nếu có tư duy tích cực, coi mọi thử thách trên đường chỉ là trò chơi để mình vượt qua.
3 người bạn đã cùng đi với TTT bằng cách này - như chính việc chọn chữ cái đầu của tên mỗi người để ghép thành tên công ty. Khi đó, các ông đã phân vai khá rõ ràng. Chủ tịch HĐQT- KTS Trần Minh Tâm chuyên tâm lo chiến lược. Giám đốc thiết kế Trần Khánh Trung chuyên trách tất cả những công việc chuyên môn và CEO Lê Bá Thông chuyên tâm cho việc điều hành Công ty theo đúng chiến lược của HĐQT.
Trò chơi vượt qua thử thách của những người sáng lập TTT vẫn chưa dừng lại. Bộ ba này đã thành lập trường nhạc nhẹ đầu tiên của Việt Nam là MPU.
Kể về quyết định này, ông Thông nói, mình như Xì trum (một nhân vật hoạt hình vui nhộn), bởi thói quen vừa làm việc vừa hát. Với ông, âm nhạc gắn kết những người bạn, gắn kết TTT, thúc đẩy sáng tạo và khiến mọi người sống tích cực hơn.
“Không lãng mạn, không thành doanh nhân được”, ông Thông vui vẻ chia sẻ.
Ông là người thế nào trong TTT?
Tôi chỉ là người triển khai.
Cách đây mấy bữa, chúng tôi có ngồi với nhau, nói tới chuyện về hưu. Thế hệ trẻ trong Công ty sung và giỏi quá rồi. Chúng tôi đã tính chuyện này từ lâu để lên kế hoạch đào tạo nhân sự kế thừa.
Ai là người ảnh hưởng nhất đến ông?
Là tập thể TTT Corporation. Tôi học từ họ rất nhiều và lớn lên từng ngày nhờ vào họ.
Làm sao để 3 người đồng sáng lập TTT Corporation có thể làm việc chung với nhau lâu vậy?
Chúng tôi khác nhau phần lớn, nên bổ sung cho nhau là chính. Điều này khá quan trọng, vì sẽ không so sánh ai giỏi, ai dở. Nhưng chúng tôi có hai điểm giống nhau, đó là sống, làm việc bằng cái tâm và yêu âm nhạc. Không có tính lãng mạn hẳn chưa phải là doanh nhân. Ngoài ra, chúng tôi có mối ràng buộc quan trọng là gia đình của chúng tôi thân thiết với nhau.
Khi nhắc đến TTT, ông muốn nhắc đến điều gì?
TTT chuyên nghiệp trong công trình và trong cả cách chơi. Mọi việc tôi hay TTT làm đều xuất phát từ sự yêu thương và làm cho người khác tốt lên. Sau các công trình mà chúng tôi hoàn thành, chúng tôi lại có thêm rất nhiều bạn thân.
-
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Huyền, Chủ tịch HĐQT Mia Group: Nâng cấp với nông nghiệp bền vững -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam -
[Megastory] "Giàng A Hiếu" - Người đánh thức "xứ sở hạnh phúc Suối Giàng" và khát khao đưa trà Việt lên đỉnh thế giới -
[Emagazine] CEO HVN Travel Trương Minh Tuấn: "Không chọn lợi nhuận cao nhất, tôi chọn tuyệt vời nhất" -
Trần Văn Phong, đồng sáng lập SwiftHub: Định nghĩa lại dịch vụ hoàn tất đơn hàng -
Doanh nhân Nguyễn Thị Minh Đăng, CEO Công ty cổ phần Koro: Người tiên phong “chẩn bệnh” cho nước
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam