
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
![]() |
Sau hơn 4 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, ứng dụng giao đồ ăn Beamin đến từ Hàn Quốc tuyên bố chính thức dừng hoạt động từ 0h ngày 8/12/2023.
Gây ấn tượng bởi màu xanh ngọc mát mắt, ngay từ khi gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2019, Beamin nhanh chóng nổi lên bởi loạt chiến lược marketing độc đáo và từng được cho là đối thủ đáng gờm trong mảng giao đồ ăn.
Ứng dụng liên tục ghi dấu ấn qua việc xuất hiện trên các biển quảng cáo cỡ lớn ngoài trời tại những vị trí đắc địa của Hà Nội, TP.HCM. Ngoài ra, để tăng độ “phủ sóng”, Beamin cũng mạnh tay chi tiền để hợp tác cùng nhiều gương mặt nổi tiếng của Việt Nam như Trấn Thành, JustaTee, Châu Bùi...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, “đốt tiền” quảng cáo để thu hút khách hàng là “con dao hai lưỡi” cho thương hiệu. Sau giai đoạn bị thu hút bởi hàng loạt chương trình marketing hấp dẫn, khách hàng nhận ra ứng dụng không còn nhiều ưu đãi như trước và họ sẽ sớm quay sang các đối thủ có nhiều chương trình hấp dẫn hơn.
Bản thân CEO của Beamin cũng từng nhìn nhận rằng: “Nếu người dùng gắn với ứng dụng nào chỉ vì có khuyến mãi tốt, thì họ sẽ quay lưng khi khuyến mãi không còn”. Vì vậy, các chương trình marketing rầm rộ cần đi kèm với hoạt động giữ chân người dùng, nếu không, sẽ vừa tiêu tốn lượng lớn ngân sách, vừa không mang lại hiệu quả lâu dài.
Từ ví dụ điển hình của Baemin, có thể thấy, với các doanh nghiệp nói chung và start-up nói riêng, hoạt động marketing dù tạo độ lan tỏa và mang về giá trị tích cực, thì vẫn phải xoay quanh bài toán kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tối ưu chi phí vận hành. Nói cách khác, đích đến cuối cùng của doanh nghiệp vẫn phải là sinh ra dòng tiền đều đặn.
Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và nhiều thách thức, mỗi hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến tiền đều cần được tính toán kỹ lưỡng. Với các nhà đầu tư, không giống như giai đoạn “tiền rẻ” của vài năm trước, giờ đây, họ đã chuyển sang các mô hình kinh doanh bền vững, có thể sớm chạm điểm hòa vốn và thu lợi nhuận. Còn với người dùng, do kinh tế khó khăn, họ tính toán kỹ hơn trong việc chi tiêu. Chỉ một sự thay đổi nhẹ như tăng giá, tăng phí vào ngày lễ và giờ cao điểm… cũng đủ khiến họ thay đổi quyết định mua sắm, hoặc sẵn sàng chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bên khác.
Nếu chỉ tập trung vào marketing mà quên đi đích đến cuối cùng là giữ chân khách hàng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào trường hợp của Beamin: hào nhoáng bên ngoài, nhưng không đủ nội lực bên trong để đi tiếp. Beamin sau hơn 4 năm mới chính thức “gục ngã: tại thị trường Việt Nam, nhưng với các start-up non trẻ, không được “chống lưng” phía sau, thời gian có thể chỉ là vài tháng.

-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế