
-
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch
-
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại
-
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả
-
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga
-
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc -
“Ai làm chủ vùng nguyên liệu sẽ làm chủ được chuỗi giá trị nông sản”
Từng thành công với e-Doctor - ứng dụng hỏi đáp bác sĩ đầu tiên của người Việt chạy trên di động, song khi bắt tay vào làm thực phẩm sạch, anh Đặng Xuân Thanh, chủ trang trại 28 ha tại xã Nhân Khang (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) cũng gặp vô vàn khó khăn, nhất là trong việc xây dựng lòng tin từ khách hàng. Nhiều người có nhu cầu tiềm ẩn, tức mong muốn sử dụng thực phẩm sạch, nhưng nhu cầu thực, nghĩa là hành động chọn mua thực phẩm an toàn, thực phẩm có nguồn gốc, vẫn còn thấp.
“Ai cũng nhận thức được là cần sử dụng thực phẩm sạch, nhưng niềm tin chưa cao. Người tiêu dùng mất niềm tin vào hoạt động kiểm tra, giám sát, mất niềm tin vào các giấy tờ chứng nhận của cơ quan quản lý. Thực tế, những cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn mới chỉ đáp ứng nhu cầu của một lượng nhỏ người tiêu dùng, còn lại ước khoảng 98% người dùng vẫn có thói quen mua thực phẩm ở các chợ cóc”, anh Thanh nói.
![]() |
Liên kết tốt là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng niềm tin cho thực phẩm sạch. |
Theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), điều quan trọng nhất khiến thị trường nông sản sạch ở Việt Nam chưa phát triển là do hoạt động sản xuất - kinh doanh tách rời nhau. Trong khi người kinh doanh thiếu nguồn nguyên liệu, thiếu người tổ chức đáng tin cậy, thì người sản xuất hàng hóa sạch lại lo lắng vì tính ổn định của đầu ra.
Thực tế cho thấy, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho thực phẩm an toàn, người sản xuất sẵn sàng đầu tư nhiều hơn để sản phẩm an toàn và được mua với giá cao hơn. Nhưng cả hai nguồn lực này lại chưa có cầu nối để gắn kết với nhau, một phần vì họ chưa có niềm tin vào nhau. “Câu chuyện thất bại của thị trường thực phẩm sạch còn là từ sự điều hành giám sát thực thi của các cơ quan chức năng”, ông Sơn nói.
Ông Sơn khẳng định, chỉ có tổ chức con người hiệu quả, nghĩa là liên kết được chuỗi giá trị từ nông dân đến người tiêu dùng, thì nông nghiệp Việt Nam mới có thể phát triển bền vững. Các yếu tố khác như vốn, công nghệ… sẽ “không là gì” khi có sự cam kết thực hiện từ các cấp lãnh đạo cao nhất.
“Nếu Nhà nước đủ quyết tâm chính trị để hy sinh các mục tiêu khác và đưa ra các chính sách, đường lối để gắn kết người Việt lại với nhau thì chúng ta thắng. Đặc biệt, phải xây dựng được lòng tin, bởi đó là yếu tố quyết định tất cả. Chúng ta không nên lo ngại doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào thị trường này. Họ có thế mạnh là nắm được thị trường, có chuỗi bán lẻ, có nhà máy chế biến, nhưng lại có chỗ yếu chí tử, đó là không có vùng nguyên liệu ổn định”, ông Sơn nói.
Tổng giám đốc Bayer Việt Nam, ông Kohei Sakata cho biết, một trong những thách thức mà Bayer phải đối mặt là phần lớn nông dân Việt Nam canh tác nhỏ lẻ, không có điều kiện đầu tư công nghệ cho sản xuất. Trong khi đó, riêng với lúa gạo, Bayer ước tính đến năm 2050, có khoảng 100 yếu tố sinh học (côn trùng, nấm…) và điều kiện bất lợi của môi trường (xâm nhập mặn, hạn hán…) ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nền nông nghiệp. Vì vậy, nếu không nhanh chóng hợp tác, xây dựng chuỗi liên kết, thì các loại thực phẩm của Việt Nam khó có thể đảm bảo “sạch”.
Còn ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, thị trường thực phẩm Việt Nam hiện không có sự kiểm tra, giám sát chặt, tạo nên sự cạnh tranh không công bằng giữa người làm thật và người làm giả. Trong ngành lúa gạo, ai cũng nói là gạo sạch, nhưng không đơn vị nào kiểm chứng điều đó. Doanh nghiệp càng làm quy mô, bài bản thì càng dễ chết, vì không thể cạnh tranh được với một lượng lớn những người sản xuất chộp giật.
“Nếu Nhà nước đặt vấn đề tất cả các sản phẩm bán ra thị trường phải được truy xuất nguồn gốc và có ghi nhãn mác, công bố đầy đủ thì doanh nghiệp làm bậy khó có thể tồn tại”, ông Dũng đề xuất.
Được biết từ ngày 10/12, TP.HCM sẽ triển khai thí điểm việc quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo trên địa bàn. Sau đó, đề án này có thể sẽ bước sang giai đoạn quản lý quy trình khép kín từ khi heo con mới sinh ra cho đến giết mổ, phân phối. Trên cơ sở đó, đề án sẽ xây dựng ngành nông nghiệp chăn nuôi phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm tại sân nhà.

-
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga -
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc -
“Ai làm chủ vùng nguyên liệu sẽ làm chủ được chuỗi giá trị nông sản” -
Giá xăng đồng loạt giảm gần 400 đồng/lít từ ngày 1/7/2025 -
Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025 -
Doanh nghiệp ngoại tìm cơ hội gia nhập thị trường thang máy Việt Nam -
Đưa xăng nhiên liệu sinh học E10 vào sử dụng từ đầu năm 2026
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025