
-
Điều gì khiến giá Bitcoin tăng “phi mã”?
-
Trung Quốc: Thị trường tiêu dùng không có dấu hiệu phục hồi hình chữ V
-
Tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm tốc
-
Sập cột tháp tua-bin gió gây thương vong ở Trung Quốc
-
Goldman Sachs: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng vượt dự báo -
Quan chức Mỹ - Trung nhất trí tăng cường liên lạc, hợp tác kinh tế
![]() |
Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: AFP |
Trong bài phát biểu được mong đợi tại Hội nghị chuyên đề kinh tế Jackson Hole do Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tổ chức thường niên tại bang Wyoming, người đứng đầu cơ quan này, ông Jerome Powell đánh giá nền kinh tế Mỹ đã phát triển đến mức không còn cần nhiều hỗ trợ về chính sách nữa.
Điều này có nghĩa là Fed có thể sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua vào trái phiếu hàng tháng trước khi kết thúc năm nay, miễn sao nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Theo kiến nghị từ các quan chức Fed, quyết định thu hẹp chương trình mua vào tài sản có thể được cơ quan này đưa ra ngay sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày 21 - 22/9.
Tuy nhiên, việc thu hẹp chương trình mua vào tài sản sẽ không song trùng với việc tăng lãi suất.
"Thời gian và tốc độ của thu hẹp chương trình mua vào tài sản sắp tới sẽ không nhằm mục đích phát tín hiệu trực tiếp về thời điểm tăng lãi suất, mà chúng tôi muốn làm rõ một phép thử cho chính sách siết chặt hơn", Chủ tịch Fed nêu trong bài phát biểu tại Hội nghị.
Ông Powell nói thêm rằng mặc dù lạm phát của Mỹ đang ổn định quanh mục tiêu 2% của Fed, nhưng "chúng tôi còn nhiều điều phải làm để đạt được mức việc làm tối đa", đây là mũi nhọn thứ hai trong nhiệm vụ kép (cùng với mục tiêu kiềm chế lạm phát) của Fed và là điều kiện cần thiết trước khi cơ quan này quyết định tăng lãi suất.
Các thị trường phản ứng tích cực sau đánh giá của Chủ tịch Fed. Trong đó, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đi xuống.
Dù không đề cập chính thức về thời điểm cụ thể sẽ bắt đầu thu hẹp chương trình mua vào tài sản, nhưng Phó Chủ tịch Fed, ông Richard Clarida cho biết ông đồng tình với đánh giá của Chủ tịch Fed và hy vọng sẽ thu hẹp dần chương trình mua vào tài sản trong năm nay, miễn là tăng trưởng việc làm vẫn tiếp tục.
“Tôi nghĩ rằng nếu điều đó thành hiện thực, thì tôi sẽ ủng hộ việc bắt đầu giảm tốc độ mua hàng tài sản của chúng tôi vào cuối năm nay", Phó chủ tịch Fed nói.
Fed hiện bỏ ra ít nhất 120 tỷ USD mỗi tháng để mua vào trái phiếu, trong đó ít nhất 80 tỷ USD mua trái phiếu kho bạc và 40 tỷ USD còn lại đổ vào chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS). Những người chỉ trích Fed cho rằng việc mua vào các tài sản thế chấp của cơ quan này đang gây ra thêm bong bóng nhà ở tại Mỹ bởi giá nhà tại quốc gia này đã đạt mức cao kỷ lục, trong khi doanh số bán ra sụt giảm trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt.

-
Điều gì khiến giá Bitcoin tăng “phi mã”? -
Trung Quốc còn nhiều dư địa cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc -
Nga trở lại Top 5 nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất cho châu Âu -
Mỹ thu về 72,65 tỷ USD từ cung cấp khí đốt cho châu Âu -
Trung Quốc: Thị trường tiêu dùng không có dấu hiệu phục hồi hình chữ V -
Giá dầu được dự báo tăng lên mốc 100 USD/thùng vào năm 2024 -
Mỹ vừa bơm 2,73 triệu thùng dầu vào kho dự trữ dầu mỏ chiến lược
-
1 Thống đốc: Sẽ cân nhắc việc bỏ room tín dụng hay không
-
2 Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trong cảnh “sống mòn”
-
3 Chính thức khởi động Dự án Cảng hàng không Quảng Trị vào ngày 15/12
-
4 Chốt phương án đầu tư BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá 11.179 tỷ đồng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/12
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023
-
Tập đoàn Sao Đỏ và Bảo Long Solar hợp tác đầu tư điện mặt trời áp mái
-
Công bố danh sách sản phẩm của năm 2023 - Sản phẩm sáng tạo hiệu quả
-
CMC Cyber Security "bắt tay" đối tác bảo mật quốc tế OPSWAT