-
Ladophar đạt chứng nhận Halal, mở rộng cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế -
Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành chăn nuôi Việt Nam -
Đồng Tháp tiên phong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp -
Đẩy nhanh viện trợ ứng phó khẩn cấp thảm họa thông qua giải pháp bảo hiểm -
Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu -
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình
Muốn hủy niêm yết “gà đẻ trứng vàng” ?
Đang có dự đoán rằng, tại Đại hội cổ đông giữa tháng 4 này, công ty mẹ là GELEX muốn nâng sở hữu lên 100% và hủy niêm yết Cadivi. Hiện GELEX đang nắm 80% cổ phần tại “con gà đẻ trứng vàng” Cadivi.
Hiện GELEX đang nắm 80% cổ phần tại Cadivi. |
Từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM cuối năm 2014 đến nay, lợi nhuận ròng của Cadivi luôn tăng đều mỗi năm. Năm 2017, doanh nghiệp này đạt mức lợi nhuận kỷ lục kể từ khi cổ phần hóa, với 326 tỷ đồng. Kết quả này giúp GEX gặt hái khá nhiều quả ngọt. Sở hữu phần lớn cổ phần Cadivi, mức cổ tức cao ngất ngưởng (30% cho năm 2015, 35% năm 2016) của Cadivi chủ yếu đổ về túi GEX.
Năm 2017, Cadivi đạt gần 7.000 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 20% so với năm 2016. Mục tiêu đến năm 2020, doanh thu Cadivi sẽ cán mức 10.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% thị phần dây cáp điện trong nước. Nếu tiếp tục niêm yết, ắt hẳn giá cổ phiếu CAV còn cao hơn hiện tại. Điều này mang lại cho GELEX nhiều cái lợi.
Nếu giá cổ phiếu tăng, nhờ triển vọng kinh doanh khả quan, cũng giúp tăng giá trị công ty mẹ là GELEX. Hoạt động kinh doanh ổn định, tạo điều kiện cho Cadivi tăng vốn dễ hơn qua các kênh, từ đó quy mô công ty cũng tăng theo. GELEX sẽ được lợi trước tiên vì là cổ đông lớn nhất. Một khi cổ phiếu CAV hủy niêm yết, nhà đầu tư rất khó định giá cổ phiếu cũng như giá trị công ty. Đây là yếu tố cản trở mục tiêu tăng quy mô công ty mẹ - GELEX. Mặt khác, niềm tin của nhà đầu tư chắc chắn cũng giảm rõ rệt, vì tính minh bạch đã không còn như lúc niêm yết với các báo cáo định kỳ.
Trở thành công cụ đầu tư tài chính?
Thị trường từng có không ít doanh nghiệp muốn hủy niêm yết khi đang ăn nên làm ra, vì nhiều lý do khác nhau. Đầu năm 2015, “vua tôm” Minh Phú (MPC) cho rằng, thị trường chưa định giá đúng giá trị doanh nghiệp, khiến công ty khó huy động vốn, nên muốn rời sàn. Cuối năm 2017, Đường Biên Hòa (BHS) chấp nhận hủy niêm yết để thực hiện sáp nhập.
Xét về giá cổ phiếu, giá CAV đã tăng 2,5 lần từ khi lên sàn, nhưng đi ngang trong gần 2 năm qua, dù lợi nhuận doanh nghiệp tăng liên tục. Dù vậy, cổ đông cũng chưa nghe Ban lãnh đạo than phiền gì về chuyện thị trường đánh giá thấp cổ phiếu doanh nghiệp mình hay khó huy động vốn.
Nếu nhìn theo hướng Minh Phú, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược đầu tư của Công ty Chứng khoán Maritime Bank (MSBS) cho rằng, rất có khả năng GELEX muốn huỷ niêm yết Cadivi để tiện bề bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam tăng mạnh trong vài năm gần đây. Hiện tại, GELEX đang đẩy mạnh hoạt động bán hàng sang thị trường Mỹ, Campuchia, Myanmar, tiếp cận thị trường Australia và Nhật Bản. Các doanh nghiệp trong ngành có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam muốn hợp tác với Cadivi cũng là điều dễ hiểu. Khi đó, giá bán sẽ không phụ thuộc giá niêm yết của Cadivi.
Một số nhà đầu tư cũng cho rằng, có thể GELEX đang tính biến Cadivi thành công cụ đầu tư tài chính cho mình. Cái lợi là sau khi hủy niêm yết, hoạt động hỗ trợ tài chính giữa hai bên sẽ ít được chú ý và linh hoạt hơn. Dù dòng tiền hàng năm của Cadivi không lớn, nhưng hoạt động giao dịch liên quan giữa GELEX và Cadivi có số lượng khá lớn, riêng năm 2017 là hơn 1.500 tỷ đồng (theo Báo cáo tài chính năm 2017 đã kiểm toán của Cadivi). Trong lĩnh vực đầu tư, GELEX không giấu tham vọng mua lại các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp và logistics.
Nếu Cadivi phải hủy niêm yết, phần thiệt thòi sẽ hướng về các cổ đông nhỏ lẻ. Dù sao, diễn biến theo kịch bản nào còn tùy thuộc vào quyết định của GELEX trong kỳ Đại hội cổ đông sắp tới. Tuy nhiên, đây chỉ mới là đề xuất, chứ chưa phải quyết định chính thức. Thị trường từng có trường hợp cổ đông lớn mua chi phối xong với thông tin hủy niêm yết, nhưng kết quả lại khác.
Năm 2016, Công ty Thép Thái Hưng liên tục mua vào cổ phiếu Thép Việt - Ý (VIS) để thâu tóm. Có nhiều thông tin lan truyền Thái Hưng sẽ hủy niêm yết VIS sau khi thâu tóm xong, do trước đó VIS làm ăn kém hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi nắm cổ phần chi phối, Thái Hưng bán lại 20% cổ phần cho thép Kyoei Steel của Nhật Bản đã tạo nên một số phận hoàn toàn khác cho VIS. Không chỉ thoát cảnh kinh doanh thua lỗ, VIS còn đạt lợi nhuận khả quan trở lại.
-
Đẩy nhanh viện trợ ứng phó khẩn cấp thảm họa thông qua giải pháp bảo hiểm -
Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu -
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình -
Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế -
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu