-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc
Đấu trường mới của Grab tại Việt Nam
Sau khi thâu tóm Uber khu vực Đông Nam Á, yên tâm độc quyền ở mảng taxi công nghệ, Grab sắp tấn công thị trường thanh toán điện tử của Việt Nam với ứng dụng GrapPay. Trước mắt, GrabPay chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán vận tải cho khách hàng gọi xe, song tới đây, Grab sẽ triển khai mạnh mẽ dịch vụ tài chính tại Việt Nam, đáp ứng được mọi nhu cầu tài chính của khách hàng, từ vay tiêu dùng, vay mua nhà, mua xe, mua bảo hiểm đến gửi tiền ra nước ngoài…
Tới đây, không chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán vận tải cho khách hàng gọi xe, Grab sẽ triển khai mạnh mẽ dịch vụ tài chính tại Việt Nam. |
“Chúng tôi sẽ tạo ra một sàn giao dịch đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Chỉ trong vòng 10 năm tới, khách hàng chỉ cần sử dụng Grab sẽ được đáp ứng mọi nhu cầu, từ đi lại, ăn uống đến mua sắm, tiêu dùng…”, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Grab khẳng định.
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, Grab đang tiến hành các thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước để đưa GrabPay thành một ví điện tử và sẽ ra mắt thị trường ngay trong năm 2018. Tuy nhiên, nếu Grab muốn tham gia cả lĩnh vực cho vay tiêu dùng như ông Tuấn Anh chia sẻ, phạm vi hoạt động của công ty tại Việt Nam sẽ rất rộng và có thể sẽ thực hiện qua các thương vụ M&A.
Năm 2017, Grab đã triển khai ví điện tử GrabPay tại Singapore, đồng thời thâu tóm một doanh nghiệp khởi nghiệp có tên là Kudo của Indonesia và hợp nhất với GrabPay để phát triển lĩnh vực thanh toán điện tử tại thị trường này.
Ông Nguyễn Tuấn Anh cũng xác nhận, Grab đang tìm kiếm đối tác chiến lược tại Việt Nam. Tuy chưa tiết lộ đối tác nằm trong lĩnh vực nào, song nhiều khả năng, Grab sẽ mua lại một fintech trong nước về lĩnh vực thanh toán để nhanh chóng bành trướng hệ thống thanh toán của mình.
GrabPay có “cửa” thành công?
Sau khi đặt chân vào Đông Nam Á, Grab nhận ra rằng, thanh toán mới là miếng bánh béo bở, bởi doanh số ở thị trường này lên tới 500 tỷ USD trong khi thị trường vận chuyển mà Grab đang hoạt động chỉ có tổng doanh thu khoảng 25 tỷ USD. Với tham vọng chia phần lĩnh vực thanh toán, mục tiêu của Grab là “phủ sóng” GrabPay khắp khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hiện thị trường thanh toán trực tuyến Việt Nam rất sôi động với sự cải tiến của hàng loạt ngân hàng, sự xuất hiện của hơn 20 ví điện tử, chưa kể các fintech mới vẫn đang tiếp tục ra đời. Tuy nhiên, việc chưa có một đại gia nào thống lĩnh khiến cơ hội đang chia đều cho tất cả.
Thuận lợi của Grab hơn các đối thủ ngoại khác khi mới nhảy vào Việt Nam là đã có trong tay dữ liệu của cả triệu khách hàng đặt xe. Tính năng thanh toán GrabPay cũng đã được nhiều khách hàng biết đến. Nếu được cấp phép chính thức, khách hàng chỉ cần cập nhật ứng dụng có sẵn trên điện thoại là có thể dễ dàng sử dụng ví điện tử GrabPay.
Một trong những khó khăn của Grab khi vào Việt Nam là phải thay đổi được thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt. Tuy nhiên, đại diện Grab tỏ ra lạc quan về điều này. “Khó nhất khi làm kinh doanh là thay đổi thói quen người tiêu dùng. Trong quá khứ, chúng tôi đã thay đổi được thói quen ra đường vẫy xe của khách hàng, chuyển thành ngồi nhà đặt xe qua ứng dụng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy, chúng tôi tin chắc GrabPay sẽ thành công”, Chủ tịch Grab Việt Nam nói.
Khó khăn lớn nhất của tân binh này khi gia nhập thị trường thanh toán Việt Nam, cũng như các đối thủ khác, đó là tạo dựng hệ sinh thái. Để thực sự thuyết phục được người dùng từ bỏ các ví hiện tại, GrabPay phải kết nối được mạng lưới cơ sở bán lẻ, dịch vụ khổng lồ và đặc biệt phải chịu chi để tung ra số tiền khuyến mãi khủng.
Nếu gia nhập thị trường tài chính Việt Nam bằng chiêu bài M&A cùng việc đậm tay chi khuyến mãi, nước cờ của GrabPay có vẻ giống chiêu bài của Alipay, TenPay. Trong cuộc chơi này, ông lớn nào chịu chi hơn và có chiến lược bài bản hơn sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần.
Sự ồ ạt nhập cuộc của các đại gia công nghệ nước ngoài khiến thị trường thanh toán trực tuyến của Việt Nam ngày càng sôi động và khốc liệt.
-
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025