-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 2 đã tăng 0,4% so với tháng trước đó và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022, theo công bố ngày 14/3 của Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ.
Nếu loại trừ thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI tháng 2 tăng 0,5% so với tháng trước đó và tăng 5,5% so với một năm trước. Các nhà kinh tế cho rằng, CPI là một thước đo lạm phát cơ bản tốt hơn chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) - một thước đo lạm phát chính thường được Fed sử dụng làm cơ sở đưa ra chính sách tiền tệ.
Thách thức đối với Fed hiện nay là làm thế nào để ưu tiên chống lạm phát vẫn đang quá cao trong khi rủi ro ổn định tài chính ngày càng lớn sau vụ sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB). Cuối tuần qua, giới chức Mỹ đã vào cuộc đưa ra kế hoạch dự phòng mới cho các ngân hàng để bảo vệ người gửi tiền không được bảo hiểm.
Ông Derek Tang, chuyên gia kinh tế tại Công ty phân tích chính sách kinh tế LH Meyer/Monetary Policy Analytics (Mỹ), cho biết: "Chỉ số CPI này (CPI tháng 2 - BTV) cho thấy họ (Fed - BTV) sẽ không thể ngồi yên và chờ đợi". "Sự can thiệp vào cuối tuần qua cũng nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính để tạo điều kiện cho việc tiếp tục thắt chặt tiền tệ. Bằng cách đó, họ không muốn lựa chọn giữa sự ổn định về tài chính và lạm phát", ông Tang nhận định.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng Mỹ đã tạm thời ổn định trở lại sau khi bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của ngân hàng SVB.
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, và các cộng sự có thể sẽ lo ngại rằng vẫn còn quá sớm để thắt chặt chính sách tiền tệ thêm một lần nữa, sau 8 đợt tăng lãi suất kể từ khi bắt đầu chu trình thắt chặt chính sách tiền tệ vào tháng 3/2022. Fed đã cố gắng theo đuổi mục tiêu “hạ cánh mềm” rằng kiềm chế lạm phát mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Trong đợt tăng lãi suất thứ 8 vào ngày 1/2, Fed quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản lên biên độ 4,5 - 4,75%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2007, đồng thời có rất ít dấu hiệu cho thấy cơ quan này sắp chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất.
Việc Fed liên tục tăng lãi suất trong thời gian dài đã dồn áp lực lớn lên ngành tài chính Mỹ và tình trạng khó khăn của SVB cho thấy tác động chậm chạp của các đợt tăng lãi suất trước đó đang bắt đầu gây ảnh hưởng.
"Đó có thể nói là một quyết định khó khăn đối với Fed khi quyết định xem có tiếp tục thắt chặt tiền tệ với việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản hay không", bà Kathy Bostjancic, nhà kinh tế trưởng tại Công ty bảo hiểm Nationwide Life Insurance (Mỹ), đánh giá.
Bà Bostjancic cho rằng, với căng thẳng tài chính như hiện nay, các quan chức Fed có thể bị thuyết phục tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.
Tuy nhiên, "lạm phát không phải là trọng tâm duy nhất của Fed, vì cơ quan này hiện phải cân nhắc sự ổn định tài chính và các điều kiện cho vay", bà Bostjancic nói thêm.
Trước khi xuất hiện vụ sụp đổ của SVB và nguy cơ khủng hoảng ngân hàng Mỹ, các nhà đầu tư từng đặt cược vào khả năng Fed tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách vào ngày 21-22/3 tới, thì hiện nay họ thay đổi kỳ vọng với khả năng tăng 25 điểm cơ bản. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm - chỉ dấu phản ánh chính sách dự kiến của Fed trong khoảng thời gian đó - đã tăng hơn 30 điểm cơ bản lên mức cao nhất là 4,37% vào ngày 14/3.
Ông Neil Dutta, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Mỹ tại Công ty nghiên cứu vĩ mô Renaissance Macro Research, đánh giá: "Dữ liệu CPI hôm nay (ngày 14/3 - BTV) là một tín hiệu cho thấy cuộc chiến lạm phát vẫn chưa kết thúc". Ông Dutta dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tuần tới, nếu không có vụ sụp đổ của SVB.
Bình luận trên truyền hình Bloomberg sau thông tin CPI tháng 2, ông Ethan Harris, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại Bank of America, cho rằng: "Chúng ta đang trong tình trạng căng thẳng và vì vậy rất khó dự đoán mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào".
-
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu