-
Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được quyền quyết toán vốn dự án nhóm B, C -
Đầu tư Dự án Đường giao thông Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong giai đoạn 2 -
Kiến nghị gỡ khó về vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư cao tốc -
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Cũng như các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL, Hậu Giang có diện tích trồng lúa khá lớn, với 80.000 ha, sản lượng 1,2 triệu tấn/năm. Lúa là cây trồng chủ lực của địa phương nên được quan tâm đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng. Hậu Giang là tỉnh có sản lượng lúa lớn ở châu thổ sông Mê kông.
Với lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn nước… Hậu Giang đã hình thành một vùng tập trung cây ăn quả nhiệt đới gần 21.000 ha, sản lượng 150.000 tấn/năm, với các giống cây ăn trái đã được cải thiện, có nguồn gen quý hiếm như: cam, quít, bưởi năm roi Phú Hữu, nhãn, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, chôm chôm, xoài, dâu…
Hậu Giang là tỉnh có sản lượng cá lớn ở châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long. |
Hậu Giang còn là địa phương có diện tích đất trồng mía và khóm (thơm) lớn trong cả nước. Tỉnh có 16.000 ha mía, sản lượng 1,5 triệu tấn/năm. Khóm là loại cây có thế mạnh được trồng tập trung ở TP. Vị Thanh, huyện Long Mỹ, diện tích khoảng 1.500 ha, sản lượng 15.000 tấn/năm. Tỉnh đã quy hoạch vùng chuyên canh khóm với giống mới năng suất cao, đạt tiêu chuẩn chế biến nước khóm cô đặc xuất khẩu và đã xây dựng thương hiệu “khóm Cầu Đúc” để quảng bá đặc sản này của địa phương.
Thủy sản là lĩnh vực có thế mạnh thứ hai sau cây lúa và có nhiều tiềm năng phát triển ở Hậu Giang. Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh gần 54.000 ha và khoảng 15.000 ha mặt nước sông, rạch với sản lượng thủy sản khai thác 33.000 - 35.000 ha. Ở Hậu Giang, đã có nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn, chất lượng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), SQF 1000, hình thành vùng nuôi tập trung như: cá tra ở huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy, cá đồng ở Vị Thủy, Long Mỹ. Một số loài thủy sản ở Hậu Giang đã được đăng ký nhãn hiệu và được thị trường cả nước biết đến như: cá thát lát Hậu Giang, cá rô Hậu Giang…
Để khai thác tiềm năng nông nghiệp địa phương, tỉnh Hậu Giang đang triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục đích nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng xây dựng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung có sản lượng hàng hóa quy mô lớn, ổn định trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên của từng loại cây trồng, vật nuôi; gắn kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị và theo quy trình sản xuất đối với các nông sản có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; nâng cao thu nhập và và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo.
Hậu Giang kêu gọi các dự án đầu tư trong nông nghiệp để giải quyết các nguồn nguyên liệu dồi dào của tỉnh như: chế biến lúa gạo, thủy sản, mía đường, khóm, trái cây nhiệt đới các loại; đầu tư hợp đồng bao tiêu nông sản hàng hóa, chương trình hợp tác phát triển trong và ngoài nước về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đẩy mạnh liên kết hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã, hộ nông dân.
Hiện nay, tỉnh đã quy hoạch các vùng chuyên canh mía, lúa chất lượng cao, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả đặc sản, rau xanh… gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, từng bước hình thành mô hình “mỗi địa phương mỗi sản phẩm” độc đáo, khác biệt, phù hợp với các dự án đầu tư trên địa bàn.
-
Làm rõ tham số tài chính Dự án Cảng hàng không Sa Pa -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3