
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Tại Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp chưa thực sự sẵn sàng hỗ trợ phong trào khởi nghiệp và phát triển kinh doanh. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
12 chỉ số đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp theo GEM 2015/2016:
1. Cơ sở hạ tầng;
2. Năng động của thị trường nội địa;
3. Văn hóa và chuẩn mực xã hội;
4. Chính sách của Chính phủ;
5. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh;
6. Quy định của Chính phủ;
7. Giáo dịch về kinh doanh sau phổ thông;
8. Độ mở của thị trường nội địa;
9. Chuyển giao công nghệ;
10. Chương trình hỗ trợ của Chính phủ;
11. Tài chính cho kinh doanh;
12. Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông.
Kết quả khảo sát Chỉ số Khởi nghiệp toàn cầu (GEM) 2015/2016 do Hiệp hội các nhà nghiên cứu kinh doanh toàn cầu (GERA) vừa công bố cho thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam không thay đổi nhiều so với năm 2014.
Trong số 12 chỉ số liên quan đến khởi nghiệp, chỉ có 3 tiêu chí được điểm trên trung bình. Đó là cơ sở hạ tầng (4,07 điểm/5 điểm), sự năng động của thị trường nội địa (3,39 điểm), văn hóa và chuẩn mực xã hội (3,23 điểm).
9 chỉ số còn lại đều dưới trung bình, trong đó 3 chỉ số bị điểm thấp nhất là Chương trình hỗ trợ của Chính phủ (2,14 điểm), Tài chính cho kinh doanh (2,12 điểm) và đặc biệt là giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông (1,57 điểm).
Tuy nhiên, khi so với các nền kinh tế cùng tham gia GEM, thứ hạng của các chỉ số này cũng có sự thay đổi nhất định. Trong đó tính năng động của thị trường nội địa đứng cao nhất, ở vị trí 11/62 nền kinh tế tham gia. Năm ngoái, ví trị này của Việt Nam được đánh giá cao hơn, là 6/73. Đứng thứ hai là tiê chí là văn hóa và chuẩn mực xã hội (24/62).
Hai vị trí cuối cùng, đều ở mức 50/62 thuộc về Chương trình hỗ trợ của Chính phủ và tài chính cho kinh doanh.
Tiến sỹ Lương Minh Huân, Viện phó Viện Phát triển doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam), đơn vị đối tác của Việt Nam tham gia cùng GERA đê thực hiện khảo sát GEM, nhận định rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp chưa thực sự sẵn sàng hỗ trợ phong trào khởi nghiệp và phát triển kinh doanh ở Việt Nam.
“Đây là lý do trong Báo cáo doanh nghiệp Việt Nam 2015, bên cạnh các đề xuất về cải thiện môi trường kinh doanh, chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ tập trung xây dựng Chương trình quốc gia về khởi sự doanh nghiệp, tăng cường phổ cập Hiểu biết về công việc kinh doanh tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong hướng nghiệp và trong đội ngũ cán bộ làm chính sách phát luật kinh doanh”, ông Huân nói.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower