
-
ĐHĐCĐ VPBank: Lập công ty bảo hiểm nhân thọ, mua công ty quản lý quỹ, mục tiêu tăng trưởng 30% các năm tiếp theo
-
Mang bitcoin, ethereum, tín chỉ carbon… thế chấp ngân hàng để vay vốn?
-
Saigonbank báo lãi tăng 44% trong quý I/2025 dù tín dụng âm và dự phòng cao
-
Sacombank báo lãi trước thuế quý I/2025 tăng 38% so với cùng kỳ
-
Vàng được dự báo xu hướng đi ngang trong tuần này -
Eximbank công bố danh sách ứng viên HĐQT và Ban kiểm nhiệm kỳ mới
Chuyên gia IFC chia sẻ với các ngân hàng về quản trị rủi ro |
Theo đó, các chuyên gia của IFC đã chia sẻ với cán bộ điều hành của các ngân hàng về kinh nghiệm triển khai Quy trình Đánh giá An toàn Vốn Nội bộ (ICAAP), một nội dung quan trọng trong các quy định của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới.
Theo IFC, khi áp dụng quy trình ICAAP, các ngân hàng sẽ có khả năng đánh giá tốt hơn nhu cầu vốn cần thiết để bù đắp rủi ro ở hiện tại và trong tương lai, bao gồm cả mức đệm vốn cần thiết trong các tình huống căng thẳng.
Các ngân hàng được điều hành tốt đều xem ICAAP là một hoạt động có ý nghĩa chiến lược và cốt lõi để đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng, ngay cả khi gặp những tình huống căng thẳng, chứ không chỉ đơn thuần là một hoạt động tuân thủ.
Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết, cải thiện quản trị rủi ro và tích hợp quản trị rủi ro vào quy trình lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch vốn thông qua quy trình ICAAP ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng.
“Việc chứng tỏ có đủ dự trữ vốn đáp ứng các rủi ro trọng yếu, cao hơn mức vốn tối thiểu theo quy định nhà nước chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến hoạt động và sức chống đỡ của ngân hàng, từ đó góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của ngành ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam”, ông Kyle Kelhofer chia sẻ.
ICAAP là nội dung trọng tâm của khung Basel II – một hệ thống hướng dẫn chuẩn mực quốc tế mà theo đó, các tổ chức tài chính cần đảm bảo đủ vốn hấp thụ các rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra lộ trình triển khai áp dụng Basel II nhằm phát triển ngành ngân hàng bền vững và tiếp tục áp dụng nhiều hơn nữa các thông lệ quốc tế ở Việt Nam. Chương trình thí điểm áp dụng Basel II được bắt đầu từ đầu năm nay tại 10 ngân hàng thương mại trong nước.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), áp dụng các hướng dẫn Basel II về mức đủ vốn là yêu cầu tất yếu để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao các chuẩn mực trong hoạt động ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng xây dựng và áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn để theo dõi và quản lý rủi ro của ngân hàng mình thông qua việc tiếp thu các kinh nghiệm thực tiễn, thông lệ tốt, các thách thức và bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng ICAAP và quản lý rủi ro tích hợp.
IFC là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi.
Tổ chức này đã hỗ trợ hơn 2,000 doanh nghiệp tư nhân trên khắp thế giới, trong năm tài chính 2016, tổng đầu tư dài hạn của IFC tại các nước đang phát triển đạt gần 19 tỷ USD, kết hợp cùng năng lực tài chính, chuyên môn và tầm ảnh hưởng để hỗ trợ khu vực tư nhân xóa bỏ đói nghèo cùng cực và thúc đẩy thịnh vượng chung.

-
Eximbank công bố danh sách ứng viên HĐQT và Ban kiểm nhiệm kỳ mới -
Vàng neo quanh mốc 120 triệu đồng/lượng sau tuần biến động mạnh -
ĐHĐCĐ LPBank: Trả cổ tức tiền mặt cao nhất hệ thống, mục tiêu lợi nhuận tăng 22,2% -
Ngân hàng rầm rộ đại hội cổ đông; lo tiền gửi chảy sang kênh đầu tư khác -
Biên lãi ròng thu hẹp, lợi nhuận ngân hàng vẫn cao -
Thách thức lợi nhuận ngân hàng trước chính sách thuế quan -
Nợ xấu tăng mạnh, ngân hàng cảnh giác phân luồng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế