Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
IMF: Cải cách khu vực tài chính là ưu tiên hàng đầu
Anh Trung - 05/12/2015 12:23
 
Tại Diễn đàn Đối tác phát triển 2015 (VDPF) diễn ra sáng nay (5/12) tại Hà Nội, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đề xuất cải cách khu vực tài chính là ưu tiên hàng đầu cho Việt Nam thời điểm hiện tại nếu muốn đạt được mục tiêu tăng hiệu quả cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững trong thời gian tới.
Toàn cảnh VDPF 2015
Toàn cảnh VDPF 2015

Chuyên gia của IMF phân tích: “Một hệ thống ngân hàng lành mạnh và được quản lý tốt sẽ hỗ trợ tích cực tăng trưởng thông qua việc làm trung gian, chuyển các nguồn lực tới các ngành hoạt động có hiệu quả nhất".

Chính vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng, việc tái cơ cấu và củng cố khu vực ngân hàng, nhận diện các tổn thất do nợ xấu cũng như xử lý nợ xấu cần phải được đẩy mạnh. Nhà nước cần cải cách pháp lý để tạo điều kiện chuyển nhượng tài sản thế chấp và hỗ trợ xử lý các ngân hàng không có khả năng tồn tại. Đồng thời , cần tăng cường nỗ lực cổ phần hóa các ngân hàng  thương mại nhà nước và tái cấp vốn với nguồn vốn từ các cổ đông mới hoặc hiện tại.

Với VAMC, đại diện IMF đánh giá, dù đã hấp thụ đáng kể các khoản nợ xấu, tuy nhiện việc giải quyết nợ xấu còn chậm do những trở ngại về pháp lý, chính vì vậy nên có các nguồn lực và nhận được những hỗ trợ pháp lý cần thiết để nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu và bán tài sản thế chấp.

“Nói rộng hơn, sự phát triển thị trường vốn và cơ chế định giá cho các khoản nợ doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ qua  việc loại bỏ những giới hạn hiện tại đối với thị trường trái phiếu chính phủ  trong nước”, chuyên gia IMF phân tích.

Bình luận về chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, IMF cho rằng, môi trường lạm phát thấp hiện tại là một cơ hội lý tưởng đề các nhà chức trách chuyển sang cơ chế sử dụng lạm phát làm neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ. Đồng thời cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn để giúp nền kinh tế tránh được các cú sốc bên ngoài.

Tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn cũng sẽ tạo điều kiện tăng dữ trữ quốc tế và có thể hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc tăng tính cạnh tranh hoặc tạo thuận lợi cho điều chỉnh kinh tế vĩ mô đối với các dòng vốn vào, nếu những dòng vốn này phát sinh trong bối cảnh TPP.

Chính sách tiền tệ có thể vẫn được nơi lỏng trong ngắn hạn vì lạm phát rất thấp nhưng nên thiên theo hướng thắt chặt hơn nếu áp lực lạm phát xuất hiện. Tăng trưởng tính dụng cao, nếu được duy trì có thể sẽ làm dấy lên những quan ngại về ổn định tài chính, do vậy nên được kiềm chế thông qua việc thắt chặt các chính sách an toàn vĩ mô.

“Tiến hành cải cách nhanh hơn và chất lượng hơn sẽ giúp tăng thêm niềm tin, giảm rủi ro tài khóa phát sinh từ khu vực ngân hàng và các DNNN, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước nhằm tạo công ăn việc làm và những cơ hội cho lực lượng lao động đầy nhiệt huyết và đang tăng nhanh của Việt Nam”, chuyên gia IMF kết luận.

Hướng tới tăng trưởng toàn diện và bền vững
Việt Nam đang hướng tới xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh, tăng trưởng và bền vững. Đó cũng là chủ đề của Diễn đàn Đối tác phát triển...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư