-
VN-Index tăng hơn 2 điểm phiên cuối tuần, vượt 1.275 điểm -
Huy động vốn qua sàn chứng khoán: Người tăng tốc, kẻ dè chừng -
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường phiên 26/12, cổ phiếu YEG của Yeah1 giảm sàn -
TTC Land phát hành trái phiếu để hợp tác đầu tư dự án trọng điểm mới -
WeTalk: Đầu tư gì năm 2025? -
Cổ phiếu Yeah1 giảm sàn sau 7 phiên tăng trần liên tiếp
Kết quả tích cực
Tỷ lệ tổng thu ngân sách/GDP đã giảm từ 20,3% năm 2019, còn 18,8% năm 2020, còn 18,5% năm 2021 và 16,9% trong 9 tháng năm 2023. Tỷ lệ này giảm lại là kết quả tích cực theo ý nghĩa “khoan thư sức dân”, trong điều kiện đại dịch xảy ra năm 2020, bùng phát năm 2021, tổng cầu giảm, khi tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư/GDP giảm (năm 2015 là 59,33%, năm 2019 còn 56,83%, năm 2021 còn 55,43%, năm 2022 còn 54,94%)
Tỷ trọng thu nội địa/tổng thu ngân sách tăng (năm 2018 là 53,9%, năm 2019 là 66,9%, năm 2020 là 76,5%, năm 2021 là 83,2%, 9 tháng năm 2023 là 82,8%). Điều đó chứng tỏ vai trò của thu nội địa lớn và tăng lên, cũng thể hiện vai trò của nội lực.
Tỷ trọng các khoản thu về nhà đất/tổng thu tăng và chiếm tỷ trọng khá (năm 2018 là 6%, năm 2019 là 10,2%, năm 2020 là 12%, năm 2021 là 15%). Nguyên nhân có nhiều, trong đó có giá bất động sản tăng, công tác hành thu khá hơn…
Tỷ trọng thu từ dầu thô/tổng thu có xu hướng giảm (năm 2018 là 4,7%, năm 2019 còn 3,2%, năm 2020 còn 2,3%, năm 2021 là 2,9%, 11 tháng năm 2023 là 3,7%). Đây là xu hướng tích cực so với trước kia, phù hợp với chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng: giảm sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên…
Tỷ trọng thu cân đối ngân sách từ xuất nhập khẩu tăng (năm 2018 là 11,8%, năm 2019 lên 12,7%, năm 2020 lên 13,4%, năm 2021 lên 13,85, năm 2022 lên 15,8%), chủ yếu do quy mô xuất nhập khẩu tăng, giá xuất nhập khẩu tăng; 11 tháng 2023 giảm còn 13,4% do quy mô, giá xuất khẩu giảm (do khâu đơn hàng thế giới giảm)…
Trong chi ngân sách nhà nước, chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng khá cao (năm 2018 chiếm 27,4%, năm 2019 chiếm 27,63%, năm 2020 chiếm 33,72%, năm 2021 chiếm 27,81%; 11 tháng năm 2023 chiếm 30,67%), góp phần làm cho tỷ trọng vốn khu vực nhà nước tăng lên, trong điều kiện vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng thấp, tỷ trọng trong vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giảm. Xu hướng “nuôi dưỡng nguồn thu” là tích cực.
Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước ở mức cao (năm 2018 chiếm 64,92%, năm 2019 chiếm 65,14%); giảm mạnh khi đại dịch xảy ra vào năm 2020 (còn 9,28%) và giảm sâu hơn khi đại dịch bùng phát vào năm 2021 (còn 58,19%); tăng trở lại từ năm 2022 và 2023 (11 tháng 2023 đạt 63,4%). Đây là kết quả tích cực, một mặt diễn ra khi tổng cầu trong nước còn yếu, cần phải kích cầu; mặt khác hỗ trợ tổng cầu.
Nợ công, nợ chính phủ, nợ quốc gia/GDP thấp. Nghĩa vụ trả nợ ngân sách không quá căng thẳng. Lãi suất vay nợ trái phiếu chính phủ thấp, kỳ hạn lành mạnh.
Về cân đối ngân sách, nếu năm 2018 bội chi 3.700 tỷ đồng, thì năm 2019 bội thu 26.700 tỷ đồng; năm 2020 do đại dịch, bội chi 198.900 tỷ đồng, chiếm 2,8% GDP và năm 2021 bội chi lớn hơn (286.400 tỷ đồng, chiếm 3,26%GDP). Trong 11 tháng năm 2023 đã bội thu 36.700 tỷ đồng. Bội chi, nhưng tỷ lệ thấp hơn kế hoạch và đã có những năm bội thu là kết quả tích cực, góp phần để có nguồn cải cách tiền lương từ giữa năm 2024.
Hạn chế, thách thức
Bên cạnh nhiều kết quả tích cực, lĩnh vực tài khóa vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế, thách thức.
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, với tỷ suất lợi nhuận trước thuế rất thấp. Tỷ suất chung thấp hơn lãi suất vay ngân hàng, có một số ngành còn thấp hơn cả lãi suất gửi ngân hàng, thậm chí còn mang dấu âm (lỗ). Những khó khăn, hạn chế này không những tác động tiêu cực đến thu ngân sách nhà nước, mà còn ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.
Về vĩ mô, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP cao hơn tỷ lệ tích lũy/GDP, tức là đầu tư vượt tích lũy - phải vay nợ. Trong khi vốn đầu tư chưa trực tiếp đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, mà còn bị “chôn” và những kênh rủi ro, đúng ra ngân sách phải bội thu để giảm công nợ do đầu tư vượt tích lũy, nhưng ngân sách nhìn chung vẫn bội chi, phải tiếp tục vay nợ để bù đắp bội chi, để trả nợ gốc… Đó là trạng thái nguy hiểm. Trong dự toán năm 2024, trả nợ lãi vay trên 111.700 tỷ đồng, chiếm 5,3% tổng chi; bội chi 399.400 tỷ đồng, bằng 3,6% GDP; chi trả nợ gốc trên 390.000 tỷ đồng; nên tổng mức vay của ngân sách nhà nước ở mức gần 690.600 tỷ đồng để bù đắp bội chi và trả nợ gốc…
Cũng theo dự báo, GDP năm 2024 đạt gần 11,1 triệu tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ tổng thu cân đối ngân sách/GDP đạt 15,44%; thấp hơn tỷ lệ tương ứng của các năm trước…
Để đạt được mục tiêu, quan trọng nhất là thực hiện vượt mức kế hoạch tăng trưởng (6-6,5%), bởi “chiếc bánh” GDP có to ra, lớn lên, thì phần “chia” cho ngân sách nhà nước mới lớn lên được. Đồng thời, cần tiếp tục “khoan thư sức dân” với các giải pháp tiếp tục năm 2023 (nhất là giảm thuế VAT…); nâng mức thu nhập thu thuế và giảm thuế suất thu nhập cá nhân; tăng đầu tư nhà ở xã hội; tăng đầu tư xây dựng mới các trường công lập…
-
Huy động vốn qua sàn chứng khoán: Người tăng tốc, kẻ dè chừng -
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường phiên 26/12, cổ phiếu YEG của Yeah1 giảm sàn -
VPS: Kế hoạch lợi nhuận 2025 gấp 2,3 lần năm cũ, huy động 12.000 tỷ đồng qua trái phiếu -
TTC Land phát hành trái phiếu để hợp tác đầu tư dự án trọng điểm mới -
WeTalk: Đầu tư gì năm 2025? -
Cổ phiếu Yeah1 giảm sàn sau 7 phiên tăng trần liên tiếp -
VNPAY hợp tác với Ngân hàng số Cake triển khai dịch vụ tài chính số của Cake trên ví VNPAY
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/12 -
2 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/12 -
3 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
4 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
5 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion