-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025
Đường nhập lậu khiến đường sản xuất trong nước khó tiêu thụ, lượng tồn kho, chi phí tài chính tăng. Ảnh: Đức Thanh |
Trợ sức bằng công cụ phòng vệ thương mại
Sau hơn một năm áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường nhập khẩu có nguồn gốc Thái Lan, ngành mía đường trong nước đã có khoảng thời gian dễ thở. Nhưng trước áp lực của một lượng lớn đường nhập từ 5 nước ASEAN đổ bộ, Bộ Công thương đã tiến hành áp thuế đường mía nhập khẩu từ 5 nước ASEAN với mức thuế chống bán phá giá là 42,99% và thuế chống trợ cấp là 4,65%. Tổng cộng 2 mức thuế trên bằng với thuế đang áp với đường mía có xuất xứ Thái Lan, sẽ được áp dụng từ ngày 9/8/2022 đến 15/6/2026.
Theo kết luận điều tra của Bộ Công thương, giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 8/2021, lượng đường nhập khẩu từ 5 quốc gia ASEAN (Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Myanmar) vào Việt Nam đã tăng mạnh, từ 129% tới 13.925%. Trái ngược với xu hướng này, lượng nhập khẩu đường xuất xứ Thái Lan bắt đầu giảm mạnh từ tháng 3/2021, với mức giảm 72%. Các tháng sau, lượng nhập khẩu từ Thái Lan tiếp tục suy giảm và đến tháng 8/2021 đã giảm 92%.
Do đó, việc áp thuế đường mía nhập khẩu từ 5 nước ASEAN là tất yếu nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước và người nông dân trồng mía. Đó là lý do khiến Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) vừa gửi văn bản cầu cứu các ngành chức năng nhằm chặn đường lậu để cứu ngành sản xuất nội địa.
VSSA cho hay, niên vụ sản xuất 2021-2022, sản lượng đường mía của Việt Nam chỉ đạt 700.000 tấn, mức thấp nhất trong vòng 19 năm qua. Hiện chỉ còn 25/41 nhà máy đường hoạt động, 16 nhà máy đã phải đóng cửa. Trong 25 nhà máy còn hoạt động, 17 nhà máy bị thua lỗ (chiếm gần 70%). Khoảng 3.300 người lao động đã bị mất việc làm và khoảng 100.000 hộ nông dân trồng mía phải chuyển sang cây trồng khác.
Giá đường trắng nhập lậu vào nước ta chỉ ở mức 16.400-16.800 đồng/kg, thấp hơn giá đường vàng trong nước khoảng 2.000 - 2.500 đồng/kg. “Sự bế tắc đầu ra đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng ngành mía đường. Tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá cũng khiến việc phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn”, VSSA nhấn mạnh.
Đường nhập lậu khiến đường sản xuất trong nước khó tiêu thụ, lượng tồn kho, chi phí tài chính tăng đến mức doanh nghiệp phải bán dưới giá thành. Dù vụ mía đã kết thúc, nhưng rất nhiều nhà máy đang tồn kho đường, không thể bán được và còn thiếu nợ tiền mía nguyên liệu của nông dân.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng thư ký VSSA cho biết: “Giá bán đường ở mức 19.000 đồng/kg thì doanh nghiệp mới có lãi, nhưng đường lậu chỉ hơn 16.000 đồng/kg, nên đường nội không thể cạnh tranh được”.
Chặn đường lậu
Thị trường trong nước hàng năm tiêu thụ 2,1-2,3 triệu tấn đường, nhưng với công suất thiết kế suy giảm liên tục do tình trạng đóng cửa các nhà máy, ngành đường trong nước hiện chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Triển vọng của ngành cũng không mấy khả quan trong ngắn hạn do vùng nguyên liệu phục hồi chậm.
Ông Lê Văn Tam, chuyên gia trong ngành mía đường cho biết, cùng với chính sách bảo hộ bằng công cụ phòng vệ thương mại, việc ngăn chặn đường nhập lậu hiệu quả mới giúp ngành mía đường trong nước bớt khó.
Trước tình trạng trên, VSSA đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số đề xuất khẩn cấp để ngăn chặn gian lận thương mại đường nhập lậu. Cụ thể, chỉ đạo các lực lượng chức năng tại các tỉnh biên giới Tây Nam giáp Campuchia và Lào tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, địa bàn trọng điểm trong nội địa để kịp thời phát hiện, đấu tranh đối với các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại đường nhập lậu, nhất là các đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm.
Các đối tượng buôn lậu đều có thâm niên thực hiện các hành vi phi pháp, lợi dụng kẽ hở pháp luật để vô hiệu hóa các nỗ lực của các cơ quan chức năng. Giai đoạn vừa qua, các đối tượng này đã lộ diện và hầu như nằm trong các doanh nghiệp nhập khẩu đường từ Campuchia và nhập khẩu đường từ Lào đang có nghi vấn khai khống giá nhập khẩu, khối lượng nhập khẩu và rửa tiền.
Do đó, VSSA kiến nghị lực lượng chức tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp, đại lý mặt hàng đường trong việc chấp hành các quy định về điều kiện nhập khẩu, lưu kho, vận chuyển, sản xuất, phân phối, lưu thông để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu.
Đồng thời, giám sát hoạt động thương mại phân phối đường trên thị trường, tập trung vào một số giới hạn các cơ sở kinh doanh có liên quan đến hoạt động của các đầu nậu phân phối đường lậu. VSSA đã cung cấp danh sách đối tượng này tới các cơ quan chức năng.
Nguồn: VSSA
-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành
-
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia -
Tanimex đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi khu công nghiệp Tân Bình -
Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản -
Trước thềm 2025: Thị trường co-working space tại TP.HCM có diễn biến đáng chú ý
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up