
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong
-
Đang cân nhắc giới hạn mặt hàng điều hoà nhiệt độ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
-
Rút ngắn 30% thời gian làm thủ tục xây dựng nhà ở xã hội tại Hà Nội
-
Hà Nội huy động toàn lực để đạt tăng trưởng vượt 8% năm 2025
-
Đại biểu Quốc hội: Nhiều giáo viên mầm non chỉ muốn nghỉ hưu ở tuổi 55 -
Hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định quy định về đất đai, nhà ở
Trong khi đó, tỷ lệ chi trực tiếp chăm lo cho người lao động từ TCCĐ thấp, chưa đến 50%.
![]() |
Công đoàn cơ sở luôn thiếu kinh phí, phần nào ảnh hưởng đến việc chăm lo đời sống người lao động. |
Hạn chế các khoản chi chăm lo trực tiếp cho người lao động
Báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2019 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa được Kiểm toán Nhà nước hoàn thành.
Kết quả kiểm toán cho thấy, tổng thu TCCĐ là trên 20.000 tỷ đồng, trong đó, thu từ khối đơn vị sản xuất, kinh doanh chiếm 69%. Theo tính toán của Kiểm toán Nhà nước, số chưa thu được qua các năm còn lớn, chiếm 22% tổng thu kinh phí và đoàn phí. Theo đánh giá của cơ quan kiểm toán, việc này không chỉ ảnh hưởng tới nguồn TCCĐ để phục vụ các hoạt động phong trào, chăm lo cho người lao động, mà còn ảnh hưởng đến tính hiệu lực của Điều 26, Luật Công đoàn.
Nghịch lý được chỉ ra tại báo cáo kiểm toán là tỷ lệ tổng chi/tổng kinh phí để lại tại cấp công đoàn cơ sở là 99,1% (chưa vượt 100% do phải tuân thủ tỷ lệ chi dự toán đề ra), công đoàn cấp trên cơ sở là 68,1%, cấp Liên đoàn Lao động tỉnh/thành phố, công đoàn ngành là 45,4% và tại Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là 8,3%.
Số liệu trên cho thấy, nhu cầu chi ở cấp cơ sở cao, kinh phí chưa đủ đáp ứng, trong khi các cơ quan công đoàn cấp trên, nhu cầu sử dụng thấp, dẫn đến thừa nguồn, tăng tích lũy cuối kỳ.
Bên cạnh đó, cơ quan kiểm toán cho biết, tỷ lệ thu khác/tổng chi tại công đoàn cơ sở là 11,1%, tại công đoàn cấp trên cơ sở là 15,1%, tại Liên đoàn Lao động tỉnh/thành phố, công đoàn ngành là 37,4%, trong khi tại Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là 220,8%.
Tính riêng thu khác tại Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đáp ứng 2,2 lần tổng chi trong năm. Mức độ tích lũy như vậy là quá lớn.
Bất cập được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra là, tình trạng trên diễn ra trong khi cấp công đoàn cơ sở không đảm bảo kinh phí hoạt động, không có tích lũy và không có thu khác từ lãi TCCĐ tích lũy, nên hạn chế các khoản chi chăm lo trực tiếp cho người lao động.
Kết quả kiểm toán chi tiết cho thấy, tại các công đoàn cơ sở, tình trạng thiếu kinh phí hoạt động diễn ra phổ biến, thậm chí một số công đoàn cơ sở mất cân đối thu - chi.
Trong khi đó, các công đoàn cấp trên cơ sở, liên đoàn lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam lại sử dụng kinh phí tích lũy chỉ để gửi ngân hàng có kỳ hạn nhằm tăng thu khác, đầu tư, cho vay.
Tích lũy gần 29.000 tỷ đồng, nhưng sử dụng chưa hiệu quả
Trong khi nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh chưa khi nào dư dả, thì số dư tích lũy TCCĐ đến ngày 31/12/2019 là gần 29.000 tỷ đồng, chủ yếu tập trung tại cấp liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và tương đương (chiếm 36% của toàn ngành).
Kiểm toán Nhà nước đánh giá, việc sử dụng quỹ tích lũy chưa đúng quy định và chưa có hiệu quả. Cụ thể, các cấp công đoàn sử dụng chi từ nguồn tích lũy, nhưng không lập dự toán, không được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt dự toán. Một số cấp công đoàn sử dụng nguồn tích lũy chưa hiệu quả do chưa cân đối giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi, nên chỉ gửi các khoản tiền ngắn hạn hoặc không kỳ hạn.
Đáng chú ý, hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần, liên doanh - liên kết, cho vay từ nguồn tích lũy tài chính công đoàn còn chưa có cơ chế cho vay rõ ràng, minh bạch, chưa quy định về thời hạn trả nợ, điều kiện ràng buộc, trách nhiệm trả nợ, cũng như không giám sát việc sử dụng vốn vay. Từ đó, nhiều đơn vị đầu tư khó có khả năng thu hồi vốn.
Hạn chế trong sử dụng nguồn tích lũy còn thể hiện qua công tác giám sát chưa chặt chẽ, chưa thu hồi dứt điểm các khoản vay kéo dài qua nhiều năm.
Nhận 11,3 tỷ đồng không có phiếu thu
Kết quả kiểm toán còn cho thấy, tài khoản thu TCCĐ tại cấp tổng dự toán Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có phát sinh khoản thu 11,3 tỷ đồng, tiếp nhận của các cá nhân hỗ trợ. Theo hồ sơ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cung cấp, đây là khoản vận động xã hội hóa theo Chương trình Tết sum vầy năm 2019 (theo Công văn số 49/TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam). Công văn này không ghi rõ số tài khoản để nhận tiền ủng hộ và cũng không có quyết định thành lập Ban tiếp nhận ủng hộ. Toàn bộ việc tiếp nhận ủng hộ do Ban Tài chính thực hiện, không có phiếu thu, mà chỉ có bảng kê danh sách đóng góp hỗ trợ bằng tiền mặt của 5 đơn vị do Phó trưởng ban Tài chính lập. Số tiền thu được đã nộp vào tài khoản cấp Tổng dự toán của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Việc sử dụng số kinh phí trên, theo thông báo kết luận giao ban của Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam gồm: chi quà tặng cho đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn và chi khen thưởng cho cá nhân, tập thể có đóng góp cho Chương trình Tết sum vầy.
"Với những tài liệu được cung cấp, Kiểm toán Nhà nước không đủ căn cứ hồ sơ để xác nhận tính chính xác và hợp pháp của khoản thu vận động xã hội hóa này", Báo cáo kiểm toán nêu rõ.
Một sự vô lý, không phù hợp với Luật Cạnh tranh, không được doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đồng thuận, được chỉ ra tại báo cáo kiểm toán là việc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành hướng dẫn về việc thu nộp kinh phí công đoàn khu vực sản xuất, kinh doanh đối với công đoàn các cấp. Theo đó, các đơn vị phải chủ động lựa chọn chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) tại địa phương để mở tài khoản của đơn vị mình.

-
Phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á -
Đại biểu Quốc hội: Nhiều giáo viên mầm non chỉ muốn nghỉ hưu ở tuổi 55 -
Hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định quy định về đất đai, nhà ở -
Đặc biệt quan tâm việc làm mới cho hàng trăm ngàn người sau tinh gọn bộ máy -
Phân giao chỉ tiêu thu ngân sách cho 20 Chi cục hải quan khu vực -
Không quy định xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo -
Sự việc kẹo rau củ Kera và yêu cầu về cơ chế tự kiểm soát chất lượng sản phẩm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Doanh nghiệp du lịch phải hành động nhanh để khai phá thị trường xanh
-
3 TP.HCM sẽ chọn nhà thầu tuyến metro số 2 theo mô hình chìa khóa trao tay
-
4 Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch
-
5 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Hai tổ chức tài chính thuộc Chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
-
Công bố Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 - ngành bán lẻ
-
Stown Gateway ra mắt chính sách thanh toán 0 đồng đến khi nhận nhà
-
Yên Bình New Horizon bùng nổ giao dịch ngay tại dự án mỗi ngày
-
Công bố Top 10 ngân hàng - ESG Việt Nam Xanh 2025