-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Nhân viên ngân hàngkiểm đồng USD. Ảnh: EPA/TTXVN |
Tỷ trọng USD trong các giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã giảm xuống mức tối thiểu, trong khi tỷ trọng của đồng tiền quốc gia được tăng tối đa. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có xu hướng rời bỏ đồng tiền dự trữ chính và chuyển sang vàng.
"Phi USD hóa"
Trong quý đầu tiên của năm 2020, tỷ trọng xuất hiện của USD trong các hoạt động thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã giảm xuống dưới ngưỡng 50% lần đầu tiên trong lịch sử, xuống còn 46%.
Trong giao dịch ngày nay giữa hai nước, euro hiện chiếm 30%, trong khi hai đồng tiền tệ quốc gia là ruble và nhân dân tệ chiếm 24%. Sự thay đổi này là một phần trong chiến lược “phi USD hóa” và làm cho nền kinh tế Nga trở nên mạnh mẽ hơn trước mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
Trong những năm gần đây, Mátxcơva và Bắc Kinh đã loại trừ USD ra khỏi thương mại song phương một cách có hệ thống. Từ năm 2014, hai bên đã ký kết một thỏa thuận hoán đổi 3 năm trị giá 150 tỷ nhân dân tệ (24,5 tỷ USD), mở ra khả năng tiếp cận lẫn nhau đối với các đồng tiền quốc gia mà không cần mua trên thị trường mở.
Trong năm 2015, gần 90% giao dịch giữa hai nước được thực hiện bằng USD, song đến năm 2019, tỷ lệ này còn 51%. Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga đã chuyển đổi tất cả các hợp đồng xuất khẩu sang euro.
Như Nikkei Asian Review lưu ý, việc “phi USD hóa” hoạt động thương mại giữa Nga và Trung Quốc đang tiến gần đến “thời điểm đột phá”, có khả năng hình thành một “liên minh tài chính” mà ít hoặc không có sự tham gia của đồng tiền Mỹ.
Máy in tiền của Fed
Sự mạnh lên của Nga và Trung Quốc là một trong những lý do chính khiến nhu cầu đối với USD giảm đi trong thời gian tới, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Như các ngân hàng đầu tư hàng đầu chỉ ra, chính Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mới là thế lực đang tự đào hố sâu cho đồng tiền Mỹ.
Để hỗ trợ nền kinh tế, cơ quan quản lý này đã giảm tỷ lệ lãi suất xuống còn 0 và khởi động máy in tiền. Kể từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bắt đầu, Fed đã rót gần 6.000 tỷ USD vào thị trường. Các nhà tài chính nói về một “thử nghiệm lịch sử”, khi các nhà in hoạt động hết công suất, bơm tiền mặt không được bảo chứng vào đất nước. Và động thái này đang dần làm giảm giá trị của USD.
Kể từ tháng 4/2020, USD đã mất giá 10% so với rổ 6 loại tiền tệ chính. Đây là mức thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 5/2018.
Một trong những ngân hàng lớn nhất của Mỹ là Goldman Sachs ước tính những chiếc máy in tiền đã “thổi phồng” bảng cân đối kế toán của Fed thêm 2.800 tỷ USD, khiến giới đầu tư “tháo chạy” khỏi USD và chuyển sang vàng. Điều này diễn ra trong bối cảnh lãi suất trái phiếu chính phủ được ghi nhận ở mức cực thấp.
Chuyên gia tài chính kiêm nhà đầu tư Jan Marchinsky cho rằng: “Fed đã in ra hơn 4.000 tỷ USD chỉ trong vài tháng - con số này nhiều hơn so với 11 năm trước”.
USD sẽ giảm giá 1/3?
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cảnh báo về những rủi ro trong báo cáo tháng 8/2020 của thể chế này. Hàng nghìn tỷ USD đã được in ra để chống khủng hoảng và mức tỷ giá cực thấp đang phá hoại vị thế đồng tiền dự trữ, buộc các nhà đầu tư phải tháo chạy khỏi trái phiếu chính phủ Mỹ.
Theo cựu Phó giám đốc IMF Zhu Ming, gói hỗ trợ tài chính mới từ Quốc hội Mỹ, ít nhất là thêm 1.000 tỷ USD, có nguy cơ dẫn đến một sự sụp đổ thực sự.
Chuyên gia Zhu Ming nói: “Chúng ta không nên lo lắng về việc tỷ giá sẽ giảm dần 30% trong tương lai, mà nên suy nghĩ về việc có khả năng xảy ra một sự kiện tức thời, một vụ bùng nổ bất ngờ tước đi niềm tin của nhà đầu tư”.
Ông giải thích “vụ nổ” có thể xảy ra nếu các công ty lớn bị đè nặng nợ nần phá sản. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khu vực doanh nghiệp trở nên dễ bị tổn thương hơn nhiều, và tỷ lệ vay thấp đã cho phép họ tăng mạnh vay nợ. Cuối cùng, khoản nợ chính phủ liên bang trị giá 26.000 tỷ USD bao trùm lên nền kinh tế Mỹ, theo ngân hàng UBS Thụy Sỹ, cũng sẽ tác động đến USD.
Thomas Flury, chiến lược gia tại UBS WealthManagement, cho biết: “Về dài hạn, nợ chính phủ tăng cao có khả năng ảnh hưởng đến đồng tiền Mỹ”.
Theo cựu Giám đốc bộ phận châu Á của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley Stephen Roach, dù USD vẫn được hưởng những đặc quyền, nhưng kỷ nguyên của đồng tiền này sắp kết thúc.
Vào năm 2021, nhà tài chính dự đoán đồng tiền Mỹ có thể mất giá đến 1/3. Điều này sẽ dẫn đến việc tiết kiệm hộ gia đình giảm mạnh và nợ chính phủ gia tăng trong bối cảnh các đối tác thương mại chính của Mỹ phục hồi thành công sau cuộc khủng hoảng.
-
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đe áp mức thuế cao đối với hàng hóa Mexico, Canada, Trung Quốc -
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD -
"Ông trùm" quỹ ETF lo sợ "cảm giác an toàn giả tạo" của Bitcoin -
Chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến giá dầu giảm 20%
-
Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế mới tập trung vào 5 lĩnh vực then chốt -
Từ điển Cambridge chọn "manifest" là từ của năm 2024 -
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu?
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam