
-
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ
![]() |
Chính phủ đề nghị Luật Sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 |
Làm thoáng hơn môi trường kinh doanh
Nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian gần đây, môi trường kinh doanh đã có những thay đổi tích cực. Điều này không chỉ được các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước, mà cả các tổ chức quốc tế uy tín thừa nhận. Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh năm 2017 do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố cho thấy, Việt Nam tăng 9 bậc so với năm 2016 nhờ cải thiện một loạt tiêu chí về tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ, giao thương quốc tế…
Một con số nữa góp phần minh chứng cho môi trường kinh doanh đang cải thiện tích cực vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam lần thứ 3 là từ đầu năm đến nay, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng vọt khi đạt con số hơn 90.000 doanh nghiệp, hết năm nay có khoảng 100.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
Tuy nhiên, so sánh ngay với các quốc gia trong ASEAN, mức độ thông thoáng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, theo giới chuyên gia vẫn còn không ít hạn chế. Đây là một trong những lý do Chính phủ liên tục đề xuất các sáng kiến mới nhằm không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh về thực chất, ngày một tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó có những đóng góp quan trọng hơn cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh GDP đang giảm tốc.
Với nỗ lực trên, Chính phủ tiếp tục tạo đột phá về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua đề xuất Quốc hội xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, với nội dung sửa đổi liên quan đến 12 luật hiện hành. Tuy nhiên, bối cảnh chưa chín muồi để sửa tổng thể, nên tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội đang diễn ra, Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, khi trình bày dự thảo luật này trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư gồm 267 ngành nghề.
Việc tập hợp và công bố Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo phương pháp chọn bỏ là một trong những cải cách quan trọng của Luật Đầu tư, góp phần đổi mới nguyên tắc áp dụng pháp luật, từ việc nhà đầu tư chỉ được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật cho phép sang nguyên tắc được tự do đầu tư kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà luật này không cấm.
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Đầu tư trong thời gian qua đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện Danh mục này, bởi theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cần cắt giảm một số ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, thiếu tính khả thi nhằm xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà Luật này không cấm.
Từ mục tiêu trên, Chính phủ đề xuất cắt giảm tổng số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn 226 ngành nghề, giảm 41 ngành nghề so với Danh mục hiện hành. Để đáp ứng mục tiêu xây dựng dự án Luật là nhằm xóa bỏ ngay một số rào cản, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đề nghị luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.
Sửa đổi để khuyến khích doanh nghiệp phát triển
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí với Tờ trình số 508/TTr-CP ngày 29/10/2016 của Chính phủ về sự cần thiết phải sửa đổi Phụ lục 4 Luật đầu tư về Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện; nhất trí việc hồ sơ của dự án Luật được chuẩn bị đã đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với dự án luật được trình theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Thảo luận tại tổ về dự án Luật, đa số các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc Chính phủ trình dự án Luật Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 Luật Đầu tư về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, vì thể hiện sự quan tâm, nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp phát triển.
Theo Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, ngày 22/11 tới, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.

-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang