Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 01 tháng 05 năm 2024,
Năm 2023, Hà Đô đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24,2% về 1.053 tỷ đồng
Duy Bắc - 28/02/2023 10:17
 
CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG – sàn HoSE) sẽ tiếp tục tập trung chính vào các lĩnh vực mũi nhọn như bất động sản, năng lượng và đầu tư tài chính.

Trong năm 2023, Tập đoàn Hà Đô đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 3.040 tỷ đồng, giảm 13,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.053 tỷ đồng, giảm 24,2% so với thực hiện trong năm 2022.

Trong đó, Tập đoàn Hà Đô sẽ tiếp tục tập trung chính vào các lĩnh vực mũi nhọn như bất động sản, năng lượng và đầu tư tài chính.

Được biết, trong quý IV/2022, Tập đoàn Hà Đô đã bàn giao 25 căn tại dự án Hado Charm Villas, luỹ kế mảng bất động sản ghi nhận doanh thu 1.111 tỷ đồng chủ yếu từ việc ghi nhận dự án Hado Charm Villas. Tập đoàn dự kiến sẽ tiếp tục đẩy nhanh công tác hoàn thiện xây dựng tại dự án và kỳ vọng dự án Hado Charm Villas sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu mảng bất động sản trong năm 2023.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc năm 2022, Hado Charm Villas ghi nhận doanh thu hợp nhất 3.642 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 1.390 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,4% so với thực hiện trong năm 2021.

Với kế hoạch doanh thu 1.390 tỷ đồng và lợi nhuận 3.642 tỷ đồng, kết thúc năm tài chính 2022, Tập đoàn Hà Đô lần lượt hoàn thành 98% kế hoạch doanh thu và 103% kế hoạch lợi nhuận.

Trong cơ cấu lợi nhuận gộp năm 2022, 69% lợi nhuận đến từ lĩnh vực năng lượng; 23% lợi nhuận đến từ lĩnh vực bất động sản; và còn lại 7% từ các lĩnh vực khác.

Được biết, năm 2022 là năm có tình hình thuỷ văn thuận lợi, các nhà máy thuỷ điện của Tập đoàn Hà Đô đều hoạt động hiệu quả, tổng sản lượng điện của các nhà máy thuỷ điện lên tới 1.390 triệu KWh và doanh thu bán điện đạt 1.563 tỷ đồng.

Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Hà Đô giảm 3,3% so với đầu năm về 15.374,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định ghi nhận 9.612,8 tỷ đồng, chiếm 62,5% tổng nguồn vốn; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 1.835 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 1.353,99 tỷ đồng, chiếm 8,8% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Điểm đáng lưu ý, người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm 37,2% so với đầu năm, tương ứng giảm 444,7 tỷ đồng về 749,6 tỷ đồng và chiếm 4,9% tổng nguồn vốn (đầu năm chiếm 7,5% tổng nguồn vốn).

Ngoài ra, tính tới cuối năm 2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 17% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.252,09 tỷ đồng về 6.123,1 tỷ đồng và chiếm 39,8% tổng nguồn vốn.

Cơ cấu nợ vay của Tập đoàn Hà Đô tới 31/12/2022.
Cơ cấu nợ vay của Tập đoàn Hà Đô tới 31/12/2022.

Trong cơ cấu nợ vay tới ngày 31/12/2022, chủ yếu 4.839,5 tỷ đồng vay dài hạn ngân hàng; 324,3 tỷ đồng vay dài hạn công ty khác; 209,9 tỷ đồng trái phiếu dài hạn đến hạn trả (khoản mục ngắn hạn); 302,1 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng; 244,5 tỷ đồng vay ngắn hạn cá nhân …

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/2, cổ phiếu HDG giảm 1.050 đồng về 28.000 đồng/cổ phiếu.

Tập đoàn Hà Đô (HDG) báo lãi sau thuế 248 tỷ đồng
Mặc dù doanh thu thuần quý III/2021 giảm mạnh so với cùng kỳ, nhưng nhờ giá vốn giảm và doanh thu bất động sản tăng đã giúp lãi ròng của Hà Đô...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư