-
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng -
Bảo hiểm Quân đội được chấp thuận chào bán ra công chúng hơn 259 triệu cổ phiếu -
M&A công ty chứng khoán: “Đơn đặt mua” vẫn đều -
Imexpharm lọt Top 1 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
VN-Index tăng nhẹ trên nền thanh khoản thấp nhất gần một tháng -
Ông Dominic Scriven: Cần chính sách thu hút thêm nguồn vốn gián tiếp vào M&A
Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam. |
Hiện là thời điểm cơ quan thuế chuẩn bị tiếp nhận và xử lý hồ sơ quyết toán các loại thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ông có thể cho biết những khó khăn thường gặp trong việc kê khai, quyết toán thuế thu nhập cá nhân hiện nay?
Từ kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn thuế cho các khách hàng trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấy cả người nộp thuế và cơ quan thuế đều gặp nhiều khó khăn trong việc kê khai, quyết toán thuế và quản lý việc tuân thủ thuế thu nhập cá nhân do đặc thù của nghiệp vụ này. Nhìn chung, khó khăn thể hiện ở hai khía cạnh gồm chuyên môn nghiệp vụ và hệ thống quản lý thuế.
Về chuyên môn nghiệp vụ, người nộp thuế là cá nhân, đặc biệt là người nước ngoài, thường gặp khó khăn trong việc tự tính toán, lên tờ khai và chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân do khó có thể tự cập nhật được các thay đổi, hướng dẫn cụ thể về chính sách thuế, cũng như vấn đề về ngôn ngữ. Thông thường, họ sẽ cần sự hỗ trợ từ bộ phận nhân sự của doanh nghiệp chủ quản hoặc các công ty tư vấn thuế.
Người nộp thuế là doanh nghiệp thường gặp khó khăn do số lượng lao động lớn, trong khi bộ phận nhân sự tại doanh nghiệp có thể hạn chế về thời gian, hoặc có những trường hợp chưa đủ chuyên môn trong việc xác định đúng và đủ nghĩa vụ thuế đối với các gói thu nhập phức tạp, như có nhiều đầu mục thu nhập bao gồm cả tiền mặt/hiện vật/lợi ích khác, thu nhập trước thuế kết hợp với thu nhập sau thuế, thu nhập đã nộp thuế ở nước ngoài muốn khấu trừ thuế tại Việt Nam, cách áp dụng thuế giả định và tiền nhà giả định...
Về mặt quản lý thuế thì sao, thưa ông?
Tôi nhận thấy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của cơ quan thuế đã được nâng cấp đáng kể trong thời gian gần đây. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cơ quan thuế quản lý tốt hơn việc kê khai thuế thu nhập cá nhân của hàng triệu người nộp thuế. Tuy vậy, vẫn có một số điểm mà hệ thống quản lý thuế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người nộp thuế.
Ví dụ, với doanh nghiệp có số lượng nhân viên lên tới hàng chục ngàn người, việc kê khai, quyết toán thuế thu nhập cá nhân thông qua phần mềm kê khai thuế HTKK mất khá nhiều thời gian và có thể gặp một số lỗi hệ thống trong quá trình tải dữ liệu lên phần mềm. Thêm vào đó, với số lượng lớn tờ khai quyết toán thuế do cá nhân người nộp thuế và doanh nghiệp nộp gấp rút vào gần thời hạn quyết toán thuế, hệ thống thuế có thể trở nên quá tải và xử lý thiếu thông suốt.
Deloitte Việt Nam đã đưa ra các giải pháp nào để hỗ trợ khách hàng giải quyết những khó khăn nêu trên?
Nhiều năm qua, Deloitte Việt Nam đã chủ động áp dụng các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực kiểm toán - tư vấn thuế. Cụ thể, trong việc kê khai, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, từ năm 2016, Deloitte Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển thành công ứng dụng Giải pháp thuế thu nhập cá nhân, gọi tắt là DPIT. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, giá chuyển nhượng, hải quan…
Ông có thể nói rõ hơn về đặc điểm của ứng dụng DPIT mà Deloitte Việt Nam đã phát triển?
Ứng dụng DPIT được Deloitte xây dựng trên nền tảng trực tuyến theo công nghệ mới nhất, cho phép nhiều người sử dụng cùng lúc. Đầu mục dữ liệu đầu vào có thể bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin thu nhập của nhiều loại đối tượng người nộp thuế khác nhau, với các cấu trúc thu nhập phức tạp, nguồn thu nhập trong và ngoài nước, quy chuẩn đồng thời nhiều loại ngoại tệ về đồng tiền nộp thuế. Với đầu ra là các loại báo cáo định kỳ theo tháng/quý và quyết toán theo luật định, cũng như các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của người dùng là cá nhân hay tổ chức.
Đặc biệt, ứng dụng DPIT có độ bảo mật cao, đạt Tiêu chuẩn ISO-270001, là tiêu chuẩn bảo mật thông tin tốt nhất hiện nay cho những đơn vị tham gia đánh giá theo tiêu chuẩn này. Nhân viên tư vấn của Deloitte, khi trợ giúp khách hàng xử lý thông tin trên DPIT, phải thông qua bảo mật đa lớp để truy cập. Việc bảo mật các thông tin về cá nhân, đặc biệt là thông tin về thu nhập, là một trong những yêu cầu và quy định nghiêm ngặt tại các tập đoàn toàn cầu…
-
M&A công ty chứng khoán: “Đơn đặt mua” vẫn đều -
Imexpharm lọt Top 1 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
VN-Index tăng nhẹ trên nền thanh khoản thấp nhất gần một tháng -
Ông Dominic Scriven: Cần chính sách thu hút thêm nguồn vốn gián tiếp vào M&A -
Thị trường IPO vắng bóng “bom tấn” -
Thủy điện Thác Mơ chi 126 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2024 -
Chứng khoán Việt Nam giao dịch giằng co phiên 27/11, điểm sáng FPT
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024