
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
Thông tin trong hội thảo vừa tổ chức sáng 8/12, bà Nguyễn Thị Hánh, Phó Vụ trưởng – Phó trưởng Ban Cải cách và hiện đại hóa, Tổng cục Thuế khẳng định, về cơ bản, các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đều đã đăng ký và có nộp thuế nhưng cá nhân thì nhiều người chưa tự giác.
Điều này theo bà Hánh xuất phát từ việc toàn bộ quá trình kinh doanh diễn ra thông qua thiết bị điện tử kết nối internet nên nhiều chủ tài khoản mạng xã hội dễ dàng ẩn danh hoặc nặc danh để giao dịch.
“Việc bán hàng cũng không nhất thiết phải cần cửa hàng, cửa hiệu nên quản lý thuế với những đối tượng này rất khó,” bà Hánh thừa nhận.
Vấn đề này được ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng Ban cải cách và Hiện đại hóa, Tổng cục Thuế giải thích thêm với lo lắng về loại hình giao dịch rất khác so với truyền thống này.
Theo ông, nếu cơ quan chức năng chậm trễ thì các đối tượng hoàn toàn có thể xóa dữ liệu trong khi các dữ liệu giao dịch trên mạng xã hội, đặt máy chủ ở nước ngoài. Bởi thế, đây là vấn đề theo ông không chỉ Việt Nam mà cả thế giới cũng đang “đau đầu.”
Cũng về thu thuế với các cá nhân kinh doanh, ông Tiến dẫn ví dụ về một trường hợp chỉ trong một thời gian ngắn kinh doanh tiền ảo đã có doanh thu lên tới gần 170 tỷ đồng. Chưa cung cấp cụ thể về đối tượng này nhưng ông tỏ ra phân vân sẽ thu thuế như thế nào khi nền tảng pháp lý chưa công nhận tiền... kỹ thuật số.
Từ những ví dụ trên, lãnh đạo ngành thuế mong muốn nhận được sự hợp tác của các bộ, ngành liên quan để xác định rõ loại hình kinh tế, các loại website hoặc sự hợp tác từ bên thứ 3 là nhà cung cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng mạng,…
Về giải pháp thời gian tới, ông Tiến cho biết, cơ quan chức năng sẽ tham mưu cho bộ tài chính và các cấp rà soát lại toàn bộ hoạt động kỹ thuật số liên quan tới chính sách thuế để đề xuất sửa.
Cũng theo ông, ngành thuế đang cố gắng xây dựng đội ngũ cán bộ theo dõi theo từng loại hoạt động nhưng đây là vấn đề được ông Tiến cho rằng không thể “một sớm một chiều.”
Khẳng định nguồn lực ngành thuế không thể rà soát hết được dữ liệu các máy chủ nhưng đại diện Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan này sẽ thực hiện thanh kiểm tra rủi ro.
“Ngành thuế không kiểm tra hết được mà phải chờ các cá nhân, tổ chức tự khai tự tính tự nộp tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu thanh tra phát hiệu vi phạm, chúng tôi sẽ phạt nặng,” được ông Nguyễn Quang Tiến nói./

-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower