-
Khuyến cáo bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm -
Tin mới y tế ngày 12/11: Dịch sốt xuất huyết giảm, dịch sởi tăng tại Hà Nội; WHO họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉ -
Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ -
Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều -
Tin mới y tế ngày 11/11: Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm u thực quản ác tính -
Nâng chế độ dinh dưỡng khi điều trị cho bệnh nhân
Vì đâu nên nỗi?
Thực phẩm kém chất lượng là một trong những nguyên nhân chính gây ra những tác hại khó lường. Không chỉ là ngộ độc cấp tính có thể chết người ngay, mà sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng, theo thời gian có thể gây ra các loại bệnh không biết trước, như ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, kể cả quái thai...
Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. |
Năm 2024 là 12 năm Luật An toàn thực phẩm được ban hành và đi vào thực thi, bên cạnh đó còn có Nghị định 15 và thông tư của các Bộ, ngành cùng tham gia quản lý thực phẩm.
Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm vẫn diễn ra và lo ngại, nhất là ở khu công nghiệp đông người. Việc cung cấp suất ăn cho trường học vẫn có vấn đề. Các bữa cỗ kể cả ở thành thị lẫn nông thôn cũng vẫn đọng lại nỗi lo âu về ngộ độc thực phẩm.
Mất an toàn thực phẩm có nhiều nguyên nhân như chồng chéo trong quản lý nhà nước; địa phương thiếu trách nhiệm, thiếu sâu sát; người chăn nuôi, trồng trọt sử dụng chất tăng trọng, tăng trưởng không được phép;
Người kinh doanh buôn bán, chế biến hám lợi và cuối cùng là người sử dụng thiếu thận trọng (tuy rằng điều đó là rất khó). Thời gian qua, cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc tập thể với hàng trăm người mắc, trong đó nhiều vụ liên quan tới bếp ăn tập thể cho học sinh, sinh viên và công nhân.
“Thủ phạm” của các vụ ngộ độc được tìm thấy chủ yếu là các vi khuẩn Salmonella, E.coli, chất histamin, vi sinh vật Bacillus cereus… tìm thấy trong thức ăn.
Vụ việc hàng trăm học sinh tại Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm thời gian qua, kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, phát hiện 4 món ăn tại bữa cơm tối 8/10 là món dưa chuột, chả lả lốt, thịt gà rang, canh rau muống dương tính với vi khuẩn Salmonella.
Hay vụ 150 công nhân tại Công ty TNHH Sunrese Apparel Việt Nam (Phú Thọ) phải nhập viện cấp cứu sau bữa trưa do nguyên nhân chất histamin với hàm lượng cao có trong món cá thu ù kho trong bữa ăn.
Gần đây nhất là vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại Công ty TNHH Shinsung Vina sau bữa liên hoan ngày 20/10 khiến 91 người nhập viện cấp cứu. Qua xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn E.coli và tụ cầu vàng.
Xử lý gốc rễ vấn đề
Được biết, hiện có tới 3 ngành gồm Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng tham gia quản lý lĩnh vực thực phẩm, mỗi Bộ, ngành một số mặt hàng.
Chính vì vậy mà có sự chồng chéo, đan xen giữa các nhóm hàng, khi có sự cố chưa rõ trách nhiệm nên quản lý thiếu hiệu quả. Như vậy, nếu để bảo đảm thực phẩm an toàn, cần xây dựng được “chuỗi”; mất an toàn dẫn đến ngộ độc thực phẩm trên thực tế cũng đã hình thành “chuỗi”, vậy nên để giải quyết gốc rễ vấn đề này cần có các biện pháp đồng bộ.
Mặc dù, đã phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đến địa phương là phường, xã, nhưng nhiều vụ ngộ độc tập thể với hàng trăm người mắc khi xảy ra mới bộc lộ rõ thiếu sót trong công tác kiểm tra, quản lý, có cơ sở hoạt động không có giấy phép kinh doanh, khi gây ra vụ ngộ độc lớn mới bị phơi bày.
Bản thân Bộ Y tế qua kiểm tra cũng nêu ra một thực tế là hiện nhiều cơ sở kinh doanh chưa thực hiện quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có cơ sở không đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và không thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho người tham gia sản xuất, chế biến…
Thậm chí, có cơ sở không thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định; không cung cấp được các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm.
Một số cơ sở vì lợi nhuận có thể sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc không có kiểm định an toàn. Điều này dẫn đến nguy cơ cao về ngộ độc khi các chất độc hại từ thực phẩm không được phát hiện.
Hay việc không tuân thủ quy trình vệ sinh trong chế biến, bảo quản và vận chuyển thực phẩm là một yếu tố nguy cơ lớn. Các thao tác như rửa tay không đúng cách, dụng cụ bếp không được vệ sinh sạch sẽ, hay thực phẩm không được nấu chín kỹ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nhiều người tiêu dùng và cả người chế biến thực phẩm vẫn còn thiếu hiểu biết về nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Điều này dẫn đến việc chủ quan trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm.
Nói rõ hơn về nguyên nhân, theo ông Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia thực phẩm, bàn tay của người chế biến thực phẩm rất quan trọng.
Nguyên tắc trước khi chế biến thực phẩm là phải rửa tay bằng xà phòng; dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ, có tủ đựng để gián, vi sinh vật không bay vào; thức ăn chín - sống phải để riêng.
Đặc biệt, thùng rác, nhà vệ sinh phải cách xa nơi chế biến thực phẩm. Nếu không tuân thủ thì ruồi, nhặng từ thùng rác, nhà vệ sinh… bay, đậu vào thực phẩm đã nấu chín, mang vi khuẩn E.coli theo.
Hoặc người chế biến sau khi đi vệ sinh không rửa tay, hoặc rửa tay không đúng cách, mang theo vi khuẩn E.coli vào trong thực phẩm.
Tương tự, vi khuẩn tụ cầu vàng cũng thường xâm nhập vào thực phẩm khi quá trình chế biến và bảo quản không đảm bảo vệ sinh. Với vi khuẩn Salmonella cũng thường lây lan khi không tuân thủ rửa tay trước khi ăn hoặc rửa tay không đúng cách sau khi đi vệ sinh.
Để hạn chế các vụ ngộ độc tập thể, theo chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm.
Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra định kỳ tại các cơ sở sản xuất, chế biến và cung cấp thực phẩm. Việc xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp nâng cao ý thức tuân thủ của các doanh nghiệp.
Các cơ sở cần lựa chọn nguyên liệu từ những nhà cung cấp uy tín, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và giảm thiểu rủi ro.
Tổ chức các khóa huấn luyện về an toàn thực phẩm cho nhân viên tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể. Việc hiểu rõ quy trình bảo quản, chế biến và nấu chín thực phẩm sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến thực phẩm giúp kéo dài thời gian sử dụng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ, sử dụng bao bì an toàn là những giải pháp hiệu quả.
Thông tin về các vụ ngộ độc thực phẩm cần được thông báo kịp thời để cảnh báo người tiêu dùng. Ngoài ra, các chiến dịch truyền thông cần tập trung vào việc hướng dẫn người dân cách lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn.
Ngộ độc thực phẩm tập thể là một vấn đề đáng báo động và đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, cũng như ý thức của mỗi cá nhân.
Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa sẽ không chỉ giúp hạn chế nguy cơ ngộ độc mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng.
-
Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ -
Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều -
Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan -
Ngộ độc thực phẩm tập thể: Bài học đắt giá và hướng giải quyết -
Tin mới y tế ngày 11/11: Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm u thực quản ác tính -
Nâng chế độ dinh dưỡng khi điều trị cho bệnh nhân -
Gan nhiễm mỡ vì thừa cân, béo phì
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”