-
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Xanh SM cam kết dịch vụ "5 xanh tốt", không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng -
VinFast trở thành thương hiệu ô tô chiếm thị phần số 1 Việt Nam năm 2024 -
BYD triển khai chương trình ngày hội chăm sóc xe với nhiều ưu đãi hấp dẫn -
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe Palisade sang Thái Lan
Giá nào?
Chưa rõ kết quả cuộc đối thoại sẽ ra sao, nhưng có thể thấy, dự thảo thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như đề xuất của Bộ Tài chính đang gây ra tranh cãi giữa các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và các doanh nghiệp lắp ráp ô tô.
Cần phải nhắc lại là Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) trong khoảng 2 năm gần đây đã liên tục kiến nghị tại nhiều diễn đàn việc chưa công bằng trong tính thuế tiêu thụ đặc biệt giữa ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, gây bất lợi cho sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Theo VAMA, dù cùng áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng do thời điểm tính thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau, nên ô tô nhập khẩu nguyên chiếc có lợi thế hơn so với ô tô cùng phân khúc, nhưng lắp ráp tại Việt Nam. Sở dĩ có chênh lệch này là bởi thời điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nhập khẩu là ở ngay khâu nhập khẩu, với giá CIF, chưa có các chi phí xây dựng hệ thống bán hàng, tiếp thị.
Trong khi đó với ô tô lắp ráp trong nước là ở giá bán buôn cho đại lý, nghĩa là đã có đủ các chi phí tiếp thị, xây dựng hệ thống bán hàng của doanh nghiệp ô tô.
Theo tính toán, do thời điểm áp thuế khác nhau nên chênh lệch về giá thành của xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước chênh lệch khoảng 5%, nghiên về xe nhập khẩu.
Dĩ nhiên là trong các diễn đàn có sự hiện diện của các các doanh nghiệp nhập khẩu, kiến nghị của VAMA về việc thay đổi cách tính thuế này thì đều bị các nhà nhập khẩu phản đối mạnh mẽ.
Trong góp ý gửi tới Bộ Tài chính ngày 18/5/2015, đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã đề nghị giữ nguyên phương thức và giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng dẫn hiện hành.
Lý do được các nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đưa ra là cách tính hiện nay tạo ra cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng cũng như các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Đồng thời không gây những khó khăn không cần thiết cho doanh nghiệp.
Bộ Tài chính tăng thu hàng ngàn tỷ đồng
Trong đề nghị ngày 8/5/2015 gửi tới góp ý với Bộ Tài chính, VAMA đã đề xuất cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới. Theo đó, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của xe lắp ráp trong nước kể từ năm 2016 sẽ là từ giá bán buôn hiện nay sang giá xuất xưởng. Đề xuất này được hiểu là trừ hết đi phần thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên các chi phí bán hàng, xây dựng hệ thống, tiếp thị của nhãn hiệu, vốn đang được cộng gộp vào trong giá bán buôn để tính thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay.
Còn từ năm 2018, giá tính thuế cho xe lắp ráp trong nước sẽ là 80% giá xuất xưởng. Nguyên do chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam đang cao hơn 20% so với các nước ASEAN khác. Do vậy khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về 0% vào năm 2018, khoản chênh lệch 20% chi phí sản xuất sẽ khiến cho sản xuất tại Việt Nam gặp khó khăn so với xe nhập khẩu nguyên chiếc và duy trì sản xuất tại Việt Nam.
Trả lời báo giới mới đây, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho hay, theo VAMA, thông thường, giá tính thuế với xe nhập khẩu chỉ bằng 80% so với xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Chưa biết cuối cùng Bộ Tài chính sẽ chọn phương án giá nào để tính thuế. Tuy nhiên, nếu mức giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xe lắp ráp giữ nguyên như hiện hành, còn xe nhập khẩu được tính lên cho “cân bằng” với xe lắp ráp, nguồn thu cho ngân sách “bỗng nhiên” được hưởng bổ sung thêm hàng nghìn tỷ đồng.
Theo thống kê hải quan, năm 2014, cả nước nhập khẩu 31.566 xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi với trị giá 363 triệu USD. Còn từ đầu năm nay tới ngày 15/5 là 14.047 xe dưới 9 chỗ ngồi với giá trị 164 triệu USD.
Giả định lượng xe nhập khẩu năm 2016 loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống với trị giá 363 triệu USD (tương đương như năm 2014), thuế nhập khẩu là 40%, thuế tiêu thụ đặc biệt bình quân là 50%, thuế giá trị gia tăng là 10% và giá tính thuế không chỉ dừng ở trị giá khai báo mà còn bao gồm một số chi phí bán hàng trong nội địa nữa (được tính đủ 100% chứ không còn là bằng 80% như dẫn chứng của VAMA nói trên), ngân sách sẽ có thể thu thêm 100 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng từ ô tô nhập khẩu, so với cách đang áp dụng hiện nay.
-
Quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp -
Dàn xe BYD đồng hành cùng giải chạy Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long -
Triệu hồi để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho xe CR-V e:HEV RS -
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Volvo EC40 thuần điện chính thức bán tại Việt Nam -
Ford bị phạt hơn 160 triệu USD vì trì hoãn triệu hồi xe
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025