-
Ngộ độc thực phẩm làm 21 người tử vong trong năm 2024 -
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh -
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân -
Chính sách kiểm soát thuốc lá toàn cầu: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam -
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá
Trước khi vào viện bệnh nhân có mụn ở mép môi dưới bên má trái, kèm theo sưng nề, nóng đỏ. Bệnh nhân đã tự nặn mụn sau đó sốt 38 độ, có gai rét và cơn rét run, ở nhà đã tự dùng hạ sốt, không đỡ.
Ảnh minh họa. |
Gia đình chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Trung ương quân đội 108 trong tình trạng sốt cao 38 - 38.5 độ, có cơn rét run, môi khô; vùng môi má bên trái sưng nề, chảy dịch mủ, há miệng hạn chế; khó thở nhẹ, đau tức ngực, hỗ trợ thở oxy gọng kính 3l/p.
Bệnh nhân đã được làm các xét nghiệm và được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus cửa vào từ ổ áp xe vùng mặt - cằm trái, có ổ nhiễm khuẩn thứ phát viêm phổi hoại tử 2 bên.
Mụn (dân gian thường gọi là trứng cá) là tổn thương ngoài da phổ biến ở mọi lứa tuổi.
Bã nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông là nguyên nhân gây ra mụn nhọt, với biểu hiện là những vết sưng đỏ, mềm, có mủ trắng ở đầu.
Khi mụn hình thành, lỗ chân lông sưng lên và chịu nhiều áp lực. Mặc dù vậy, nặn mụn có thể phá vỡ cấu trúc da, gây viêm và nhiễm trùng rộng hơn, phá hủy vòng viêm tại chỗ, hình thành những nốt mụn khác xung quanh.
Đặc biệt ở vùng mặt có một khu vực gọi là vùng tam giác nguy hiểm, cách xác định là đặt bàn tay sao cho đầu ngón tay giữa chạm xương mũi, lòng bàn tay ôm trọn vùng mũi - miệng và cằm.
Khu vực này có rất nhiều tĩnh mạch nối các dây thần kinh khu vực xương sọ giúp vận chuyển máu đến não.
Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.
Khu vực tam giác bị viêm nhiễm có thể gây nên các bệnh: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, liệt cơ vùng mặt, tổn thương dây thần kinh vùng mặt gây liệt cơ mặt, thậm chí tử vong.
Theo Đại tá Tiến sỹ Nguyễn Đăng Mạnh Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và các độc tố vi khuẩn vào máu.
Trong bệnh lý nhiễm khuẩn huyết thường xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tỷ lệ tử vong cao.
Hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh ở người đều có thể gây nên bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên hay gặp một số nhóm vi khuẩn như vi khuẩn Gram-âm bao gồm: Salmonella, Escherichia coli; Klebsiella; Serratia; Pseudomonas aeruginosa; Burkholderia pseudomallei; A. baumannii
Vi khuẩn Gram-dương: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis… Vi khuẩn kị khí: Clostridium perfringenes và Bacteroides Fragilis. Chính vì vậy, bất kỳ tổn thương nào trên cơ thể cũng có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết.
Theo các bác sỹ, để phòng tránh nhiễm khuẩn huyết người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh, an toàn lao động, xử trí sớm các ổ nhiễm khuẩn.
Không tự ý nặn mụn. Theo dõi và điều trị các bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, xơ gan,… để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
Hạn chế các thủ thuật, đảm bảo các nguyên tắc vô khuẩn, dự phòng chuẩn. Không lạm dụng corticoid, dùng kháng sinh đúng chỉ định.
-
Tin mới y tế ngày 24/12: Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạo -
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh -
Bộ Y tế đưa ra cảnh báo về tình trạng ngộ độc rượu -
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân -
Chính sách kiểm soát thuốc lá toàn cầu: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam -
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Dr.Han bị xử phạt -
Bộ Y tế thông tin về vụ sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn Quốc
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá