
-
Tin mới y tế ngày 30/4: Cảnh báo nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
Hằng năm, vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương thường tiếp nhận trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích tăng cao hơn so với ngày thường do trẻ nhỏ thường hiếu động, chưa có nhận thức, phản xạ bảo vệ bản thân.
TS. Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ nhập viện do tai nạn thương tích với nhiều hình thái như: vết thương ngoài da, gãy xương, ngộ độc, bỏng, đuối nước,..
Đặc biệt đối với những trẻ sống ở các đô thị lớn, dịp nghỉ lễ trẻ thường cùng gia đình về quê, hoặc đi du lịch … với môi trường mới nhiều điều lạ với trẻ.
Trong khi đó, người lớn nhiều khi lơ là, không giám sát chặt chẽ, khiến trẻ gặp phải nhiều tình huống đáng tiếc gây nguy hại sức khỏe, tính mạng.
Do đó, theo bác sĩ Duy, có những nguy cơ sau, các bậc cha mẹ cần phải hết sức lưu ý để bảo vệ con mình.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đầu tiên là nguy cơ đuối nước. Kỳ nghỉ lễ 3/4-1/5 thường rơi vào thời điểm nắng đầu hè. Vì vậy, nhiều gia đình lựa chọn đi chơi ở những vùng biển, sông, hồ để thư giãn.
Trẻ nhỏ thường rất ham vui, thường ngâm mình dưới nước lâu, điều đó dẫn đến say nắng hoặc chuột rút gây ra đuối nước. Hoặc trẻ vì mải chơi nên bơi ra vùng nước quá sâu cũng có thể dẫn tới việc đuối nước…
Để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc, cha mẹ chỉ nên cho trẻ chơi ở nơi gần bờ, có người lớn trông giữ. Nên mặc áo phao cho trẻ hoặc dùng phao bơi cho trẻ để an toàn.
Các ông bố, bà mẹ cũng không nên chủ quan mà dùng phao bơi để đưa con ra tắm xa bờ, vì nếu gặp trường hợp sóng dồn dập, đánh úp sẽ rất dễ bị cuốn ra xa và khó xử lý tình huống.
Bên canh đó là nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Trong những ngày lễ, thói quen ăn uống, nếp sinh hoạt thường ngày của trẻ thường bị xáo trộn đột ngột, dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.
Mối lo thứ ba là trẻ có nguy cơ mắc Covid-19 và một số bệnh thông thường. Trẻ em là đối tượng sức đề kháng kém nên trẻ cũng có nguy cơ lây nhiễm các bệnh do virus khi tập trung đông người như: Cảm cúm, sốt…
Đặc biệt, hiện nay khi số ca nhiễm Covid-19 đang tăng trở lại, cha mẹ cần cảnh giác và không lơ là việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Theo TS. Lê Ngọc Duy, với những gia đình có trẻ nhỏ, việc lựa chọn địa điểm du lịch hết sức quan trọng. Cha mẹ cần cân nhắc địa điểm hợp lý, bảo đảm các tiêu chí: Khu du lịch cần kết hợp nhà nghỉ với các tiện ích; khoảng cách di chuyển từ nhà đến vị trí vui chơi không nên quá xa…
Cha mẹ cần chuẩn bị sẵn một số loại thuốc dự phòng khi đi du lịch như: Thuốc cảm cúm, hạ sốt, thuốc ho, thuốc chống dị ứng, men tiêu hóa, các loại kem chống muỗi, kem chống nắng, dầu gió…
Bên cạnh đó, cần tăng cường cho trẻ uống đủ nước, ăn trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Trẻ con rất tò mò và ưa khám phá, nên khi đi du lịch ở những vùng đất mới lạ, trẻ dễ ham vui, đi lại nhiều nơi dẫn đến bị lạc.
Hoặc nếu các gia đình đi chơi ở những nơi đông người, thì chỉ một chút lơ là của bố mẹ cũng có thể khiến con bị lạc.
Do vậy, trước khi đi chơi cha mẹ nên dặn dò con cẩn thận, không được đi theo người lạ nếu chưa có sự đồng ý và phải luôn bám sát cha mẹ. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy con những kỹ năng cần thiết nếu đi lạc.
"Nên hướng dẫn con học thuộc số điện thoại của cha, mẹ để tiện liên lạc khi cần thiết. Nếu có thể, bạn nên đeo cho con 1 chiếc vòng cổ có ghi ngắn gọn thông tin hữu ích, hoặc nhét vào túi áo, quần của con một mảnh giấy chứa thông tin, đề phòng khi con bị lạc", bác sĩ Duy khuyến cáo.
Trong suốt kỳ nghỉ, cha mẹ cần: Vệ sinh tay, vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên; đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ bị ốm; cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bác sĩ Duy khuyến cáo, khi cơ thể bé có những biểu hiện bất thường như: ho, sốt,… nghi ngờ mắc Covid-19, cha mẹ nên thực hiện các quy tắc phòng tránh lây nhiễm dịch và đưa bé đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025