Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Những thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng Việt trong năm 2022
Thế Hoàng - 10/02/2022 14:38
 
Để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6-8% trong năm 2022, các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam cần tiếp tục bám chắc các thị trường chủ lực như ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc...
Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn trong năm 2022 vẫn có nhiều triển vọng.
Việc bám chắc các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản...sẽ giúp xuất khẩu năm 2022 tiến gần mục tiêu tăng trưởng 6-8%.

Sau thành công của xuất khẩu năm 2021, mang về 336 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ 2020, xuất siêu 4 tỷ USD, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng thời cơ ngay từ đầu năm 2022 để đẩy mạnh xuất khẩu.

Sản xuất phục hồi, đơn hàng xuất khẩu về nhiều, các doanh nghiệp đang thích ứng an toàn, linh hoạt hơn là một trong những tín hiệu quan trọng để xuất khẩu cả năm 2022 có thể về đích với mục tiêu tăng trưởng 6-8%.

Bám chắc thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Trong bối cảnh đại dịch của năm 2021, nhưng quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng tới hơn 100 tỷ USD so với năm 2020, trong đó xuất khẩu tăng 19%, tương ứng tăng 53,68 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả tăng trưởng ấn tượng là nhờ hàng hóa vẫn được xuất bán nhiều sang các thị trường chủ lực. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực thị trường châu Á với  ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản dẫn đầu, đạt 161,94 tỷ USD, tăng 15,5%, chiếm tỷ trọng 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tiếp sau châu Á, 114,19 tỷ USD hàng hóa đã được xuất sang khu vực châu Mỹ, tăng trưởng 26%, dẫn đầu là xuất sang Mỹ với 96,29 tỷ USD, tăng 24,9%. Khu vực thị trường châu Âu cũng có kết quả xuất khẩu hơn cả mong đợi với 51,04 tỷ USD, tăng 14,2%. 

Thứ trưởng Bộ Công thương, Trần Quốc Khánh cho hay, Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò là quốc gia sản xuất, xuất khẩu lớn, khi trong đại dịch nhưng lượng hàng xuất khẩu đi khắp thế giới không những được duy trì mà còn có mức tăng trưởng 2 con số. Đây là nền tảng quan trọng để năm 2022, hoạt động xuất khẩu vẫn có được kết quả tăng trưởng như kỳ vọng.

Để tạo nên thành công trong xuất khẩu, chắc chắn các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...vẫn phải được giữ chặt, bởi đây là địa chỉ xuất khẩu quan trọng, quyết định tăng trưởng hàng năm của hàng hóa Việt Nam.

Đơn cử, Mỹ đã nhập hơn 96 tỷ USD hàng hóa Việt Nam, ASEAN nhập 28,77 tỷ USD, tâng 24,8%, Trung Quốc 55,95 tỷ USD, tăng 14,5%,  Hàn Quốc 21,95 tỷ USD, tăng 14,9%, riêng Nhật Bản đạt mức tăng thấp nhất 4,4%, nhưng vẫn vượt 20,13 tỷ USD...

Một số thị trường như Ấn Độ, Australia, Anh, Canada và Mexico cũng có tốc độ tăng đáng kể nhưng so về con số tuyệt đối thì vẫn còn khoảng cách khá xa với nhóm các nước dẫn đầu. Tuy vậy, nếu xuất khẩu các thị trường này tiếp tục tăng đều đặn hai con số mỗi năm thì sau một vài năm nữa, tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này sẽ cải thiện đáng kể.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng thị trường Mỹ vẫn là chủ lực của xuất khẩu Việt Nam, dự kiến sẽ vượt xa mốc 100 tỷ USD. Các ngành hàng có đóng góp lớn trong việc tạo nên trị giá xuất khẩu cao là các nhóm hàng điện thoại, linh kiện. Năm 2021, nhóm hàng này sang Mỹ đạt 9,69 tỷ USD, tăng 10,3% máy móc, thiết bị và phụ tùng 17,82 tỷ USD, tâng mạnh  45,9%, 16,1 tỷ USD, tăng 15%,  giày dép 7,42 tỷ USD, tăng 17,8%

Thị trường EU với sự hỗ trợ của Hiệp định thương mại tự do song phương (EVFTA) đang tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. (2021, xuất khẩu giày dép sang EU đạt 4,61 tỷ USD, tăng 6,1%, máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện đạt 6,57 tỷ USD, tăng 6,1%, điện thoại và linh kiện 7,89 tỷ USD...

Với thị trường Trung Quốc, triển vọng xuất khẩu được nhận định rất tích cực do nhiều nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này vượt trên 1 tỷ USD như Xơ sợi, rau quả, sắn, giày dép, dệt may... 

Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn trong năm 2021 và so với năm 2020

 Thị trường

 Xuất khẩu

 Nhập khẩu

 Trị giá
(Tỷ USD)

 So với cùng kỳ năm 2020 (%)

 Tỷ trọng (%)

 Trị giá
(Tỷ USD)

 So với cùng kỳ năm 2020 (%)

 Tỷ trọng (%)

Châu Á

161,94

15,5

48,2

271,46

27,6

81,7

- ASEAN

28,77

24,8

8,6

41,13

35,0

12,4

- Trung Quốc

55,95

14,5

16,6

109,87

30,5

33,1

- Hàn Quốc

21,95

14,9

6,5

56,16

19,7

16,9

- Nhật Bản

20,13

4,4

6,0

22,65

11,3

6,8

Châu Mỹ

114,19

26,6

34,0

25,02

14,5

7,5

- Hoa Kỳ

96,29

24,9

28,6

15,27

11,4

4,6

Châu Âu

51,04

14,2

15,2

22,36

16,8

6,7

- EU(27)

40,06

14,1

11,9

16,89

15,3

5,1

Châu Đại Dương

5,52

23,9

1,6

8,69

63,1

2,6

Châu Phi

3,61

18,1

1,1

4,71

28,6

1,4

Tổng

336,31

19,0

100,0

332,23

26,5

100,0


Củng cố nội lực, tận dụng tối đa 15 FTA 

Quy mô xuất khẩu ngày càng lớn, nhà mua hàng tại Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc... vẫn tăng mua hàng từ Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn nhiều việc phải làm, đó là củng cố nội lực, nâng chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ các nhà mua hàng.

Xuất khẩu năm 2022 được dự báo có nhiều khởi sắc khi nhu cầu hàng hóa trên thị trường thế giới gia tăng. Nhiều nền kinh tế tiếp tục triển khai các gói kích cầu hỗ trợ trực tiếp cho người dân, qua đó thúc đẩy tiêu dùng trong đó có mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngoài ra, việc tiếp tục khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là những FTA thế hệ mới là một trong những yếu tố quan trọng, là động lực góp phần hiện thực hoá mục tiêu xuất khẩu trên 356 tỷ USD.

Tại EU, dù nhu cầu nhập khẩu nông thủy sản tại đây rất cao, nhưng nông sản Việt xuất khẩu sang EU đã tăng tần suất kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với loại rau gia vị, đậu bắp và ớt, thanh long, mỳ tôm...

Nếu đáp ứng tốt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nông sản Việt sẽ tiến sâu hơn vào khu vực thị trường này.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu năm 2021 đã tăng lên 11,5% trong tổng kim ngạch toàn ngành, trong khi 2020 là 8,98%.  

Năm qua, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp 201,846 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 7,8 tỷ USD đi 27 nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho 5,217 lô hàng với trị giá hơn 16,5 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, cho thấy hiệu quả cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu (xuất khẩu sang Canađa đạt 5,2 tỷ USD, tăng 19,5%; xuất khẩu sang Mexico đạt 4,6 tỷ USD, tăng 46,1%)...

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), cho hay, từ đầu năm 2022, có thêm RCEP đi vào thực thi, nâng tổng số FTA có hiệu lực của Việt Nam lên con số 15 FTA. Việc có FTA với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội về tăng trưởng kinh tế, đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu.

Điều quan trọng, các  FTA thế hệ mới đã qua gia đoạn thực thi ban đầu, các doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của Hiệp định cùng với lộ trình thuế nhập khẩu của các đối tác tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường, đối tác với thuế quan ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. 

Chuyên gia CIEM: Doanh nghiệp cần giữ "cốt cách" khi tham gia RCEP
Hiệp định thương mại đối tác toàn diện khu vực (RCEP) cũng hướng tới những cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chứ không chỉ là...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư