Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
Ông Dương Tự Trọng xin tha chết cho anh trai Dương Chí Dũng
Hữu Tuấn - 22/05/2014 16:30
 
Chiều tối ngày 22/5, trong phiên tòa phiên phúc thẩm xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc CATP Hải Phòng) và đồng phạm về tội danh “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Khi được phép nói lời sau cùng ông Dương Tự Trọng xin tha chết cho anh trai Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ngày mai xét xử phúc thẩm ông Dương Tự Trọng
Sắp xử phúc thẩm ông Dương Tự Trọng
Phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng: Trách nhiệm trong việc mua ụ nổi 83M
Xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng
Nỗi niềm em gái Dương Tự Trọng trong bài thơ gửi anh trước Tết
Trung tá công an "nể tình Dương Tự Trọng, giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn"
Lật lại hành trình Dương Tự Trọng giúp anh trai đào tẩu

Trước lúc HĐXX tuyên bố sẽ nghỉ phiên tòa chuyển sang phần nghị án vào sáng mai (23/5) và tuyên án vào 13h30 chiều mai, Tòa  cho phép ông Dương Tự Trọng nói lời sau cùng.

Trong lời cuối cùng trước khi HĐXX vào nghị án, Dương Tự Trọng đã không giữ được xúc động, bật khóc trước vành móng ngựa.

Trong lời nói sau cùng, Dương Tự Trọng xin cho anh trai Dương Chí Dũng và Mai Xuân Phúc được thoát án tử hình. Đồng thời, cựu Phó Giám đốc CATP Hải Phòng cũng đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho những người anh em của mình, vì mình mà vướng vòng lao lý.

Tại phiên tòa, trong phần luận tội của VKS,  Đại diện VKS cho rằng có đủ chứng cứ để kết luận về hành vi phạm tội của các bị cáo. VKS đánh giá việc tổ chức trốn đi nước ngoài chặt chẽ. Các bị cáo sử dụng nghiệp vụ công an để đưa Dương Chí Dũng ra nước ngoài trốn gây khó khăn cho cơ quan pháp luật, gây hoài nghi cho công tác chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước; làm ảnh hưởng đến ngành Công an. Bản án sơ thẩm đã xác định hành vi phạm tội của các bị cáo là đúng người đúng tội. 

   
  Ông Dương Tự Trọng nghe tuyên án tại phiên tòa phúc thẩm ngày 22/5.  

ông tố viên nêu rõ, trong vụ án này bị cáo Dương Tự Trọng là người khởi xướng, chủ mưu, chỉ đạo và giao cho Vũ Tiến Sơn tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài. Tại tòa sơ thẩm, bị cáo Trọng đã không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình, HĐXX xử phạt bị cáo Dương Tự Trọng mức án 18 năm tù. Bị cáo Vũ Tiến Sơn có vai trò chỉ huy việc thực hiện tội phạm, tại tòa bị cáo đã khai báo thành khẩn, HĐXX cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Sơn 13 năm tù. Bị cáo Hoàng Văn Thắng giữ vai trò người thực hành, không kháng cáo, trước đó đã bị tòa sơ thẩm tuyên 5 năm tù. Bị cáo Đồng Xuân Phong giữ vai trò người thực hành bị xử phạt 7 năm tù. Bị cáo Trần Văn Dũng (Dũng “Bắc Kạn”), giữ vai trò người thực hành, bị xử phạt 8 năm tù. Bị cáo Nguyễn Trọng Ánh giữ vai trò người thực hành, bị xử phạt 6 năm tù. Bị cáo Phạm Minh Tuấn giữ vai trò người giúp sức, bị xử phạt 5 năm tù.

Sau khi xét xử sơ thẩm 6 bị cáo kháng cáo, riêng bị cáo Hoàng Văn Thắng không kháng cáo.

Công tố viên nhận định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức do Dương Tự Trọng là người chủ mưu cầm đầu, Vũ Tiến Sơn tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Dương Tự Trọng bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như sử dụng sim rác, thường xuyên thay đổi số điện thoại để liên lạc, thay đổi địa điểm trốn, phương tiện đưa đón, cung cấp tiền, giao cho các đối tượng thực hiện từng phần việc khác nhau nhằm che giấu hành vi phạm tội... Các hành vi này đã xâm hại trực tiếp đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.

Bên cạnh đó, các hành vi trên đã cản trở gây khó khăn rất lớn đến quá trình điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam do Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an khởi tố điều tra mà Dương Chí Dũng là bị can chính trong vụ án. Đây là vụ án tham nhũng, kinh tế gây hậu quả đặc biệt lớn về kinh tế. Hành vi phạm tội của Dương Chí Dũng là đặc biệt nghiêm trọng, tạo ra dư luận xã hội không tốt, gây mất lòng tin nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây tốn kém cho Nhà nước, khó khăn trong quá trình điều tra, các bị cáo câu kết với các đối tượng có lệnh truy nã, ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an.

Bản án sơ thẩm đã quy kết các bị cáo theo khoản 3 Điều 275 Bộ luật Hình sự là đúng người đúng tội. Dương Tự Trọng là đối tượng cầm đầu, chủ mưu là cán bộ cao cấp trong ngành công an không giữ vững lập trường để tình cảm riêng chi phối.

Phiên sơ thẩm bị cáo Dương Tự Trọng đã thành khẩn khai báo nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt như bị cáo đã kháng cáo.

Đối với bị cáo Vũ Tiến Sơn giữ vai trò thứ hai, quan trọng, tuy nhiên tại phiên tòa hôm nay bị cáo thành khẩn khai nhận và bản thân có nhiều thành tích trong công việc, việc làm của Sơn chỉ vì nể nang không vụ lợi.

Bị cáo Đồng Xuân Phong và Trần Văn Dũng có vai trò như nhau, Phong đang bị truy nã, Dũng có tiền án, tiền sự nên cần phải có hình phạt tương ứng, các bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ, tuy nhiên, VKS nhận thấy mức hình phạt mà cấp sơ thẩm tuyên án là cao cần giảm nhẹ một phần bản án 2 bị cáo, mức án cho Dũng và Phong như nhau.

Bị cáo Nguyễn Trọng Ánh tại tòa đã khai báo thành khẩn, vi phạm do nể nang, cấp sơ thẩm đã tuyên hơi nặng so với hành vi phạm tội của bị cáo nên cần giảm nhẹ một phần bản án cho bị cáo Ánh.

Bị cáo Phạm Minh Tuấn do làm đơn kháng cáo kêu oan nên VKS làm rõ việc phạm tội của bị cáo, vì vậy không xem xét giảm nhẹ hình phạt mà án sơ thẩm đã tuyên. Cấp sơ thẩm đã tuyên án với bị cáo Tuấn là đúng người đúng tội, không oan.

Công tố viên tại tòa đã chấp nhận kháng cáo của Trọng, Sơn, Dũng, Phong, Ánh, bác kháng cáo của bị cáo Tuấn.

Trước đó,  trong 2 ngày ngày 7 -8/1/2014, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án trên ra xét xử sơ thẩm. Theo bản án sơ thẩm, biết được anh trai là Dương Chí Dũng thông báo bị khởi tố và bắt tạm giam về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc CATP Hải Phòng) đã chỉ đạo thuộc cấp của mình là Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - CATP Hải Phòng). Sau đó, các đối tượng này bắt tay vào việc lo liệu cho Dũng trốn đi nước ngoài.

Dương Chí Dũng sau đó được đưa vào TPHCM, ra cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) sang Campuchia rồi tới Singapore. Không xin được visa vào Mỹ, từ Singapore, Dũng quay lại Campuchia và ở tại đây gần 4 tháng cho tới khi bị bắt (tháng 9/2012).

Theo cáo buộc của tòa sơ thẩm, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng. Dù biết Dương Chí Dũng đang bị truy nã, nhưng vẫn nỗ lực hỗ trợ giúp đỡ. Vụ án có bàn bạc, tổ chức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, nên theo quy định của pháp luật, tất cả các bị cáo đều phải truy tố theo khoản 3, Điều 275, Bộ luật hình sự. Việc truy tố một số bị cáo tại phiên tòa theo khoản 1 là chưa đúng với hành vi.

Trong đó, Dương Tự Trọng giữ vai trò  cầm đầu việc tổ chức đưa anh trai mình sang Campuchia. Bị cáo là cán bộ công an cao cấp, tổ chức sự việc này với nhiều thủ đoạn tinh vi đã gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư