
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ
-
Giám đốc Đào tạo Học viện Golf Jack Nicklaus: "Tôi mong được thấy nhiều golfer trẻ Việt Nam thi đấu trên đấu trường quốc tế"
-
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines -
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam
![]() | ||
Ông Osamu Suzuki, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Suzuki |
Điều gây bất ngờ với nhiều cổ đông và các nhà đầu tư chính là vị lãnh đạo này vẫn chưa muốn nghỉ hưu. Tính đến nay, ông Osamu Suzuki đã 36 năm nắm cương vị CEO và Chủ tịch Suzuki (kể từ năm 1978), song vẫn chưa có ý định nghỉ và tiếp tục muốn “cống hiến” cho Suzuki thêm một thời gian nữa.
Các nhà đầu tư, cổ đông càng thêm lo ngại, khi chưa hề thấy xuất hiện tên tuổi một ứng cử viên “nặng ký” nào có thể thay thế ông trong tương lai gần.
Ông Kazuyuki Terao, nhà quản lý cao cấp tại Công ty Allianz Global Investors Japan có trụ sở tại Tokyo thẳng thắn nhận xét: “Suzuki đứng trước nguy cơ rủi ro rất lớn, khi lãnh đạo chóp bu quá già nua. Với tư cách là các nhà đầu tư, chúng tôi lo ngại nhất là mọi điều, kể cả điều xấu nhất có thể xảy ra với ông Osamu Suzuki bất cứ lúc nào. Thị trường sẽ phản ứng tiêu cực khi chưa lường trước được điều gì sẽ diễn biến tiếp theo”.
Một số nhà phân tích nhận xét, bất luận vì lý do gì, thì lãnh đạo Suzuki cũng nên sắp xếp để ông Osamu Suzuki nghỉ, bởi ngoài 80 tuổi đã là cái tuổi quá “gần đất xa trời” rồi, đáng phải nghỉ ngơi dưỡng già, thì ông vẫn phải ra những quyết định lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của một tập đoàn tầm cỡ quốc tế như Suzuki. Hơn nữa, theo thống kê chính thức của Nhật Bản, người dân nước này có tuổi thọ trung bình là 80, vẫn thấp hơn 4 năm so với tuổi ông hiện nay.
Ông Takashi Aoki, nhà quản lý quỹ tại Quỹ đầu tư Mizuho Asset Management (quản lý tổng tài sản trị giá tới 33 tỷ USD) nhận xét: “Quá trình tuyển chọn lãnh đạo, đặc biệt là chức CEO ở Suzuki rất thiếu minh bạch, không rõ ràng. Chúng tôi không thể dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai với Suzuki. Đó là dấu hiệu hoàn toàn không tốt với các nhà đầu tư”.
Có lẽ Ban lãnh đạo Suzuki đã đánh giá quá cao ông Osamu Suzuki, nhất là khi kết quả kinh doanh mấy năm gần đây của Suzuki rất tốt. Năm 2013, lợi nhuận của Suzuki đạt 107,5 tỷ yên (hơn 1 tỷ USD). Rồi cổ phiếu của Suzuki tại Sở GDCK Tokyo cũng tăng 13% kể từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, một số người am hiểu nội tình lại có nhận định khác. Theo họ, ông Osamu Suzuki chỉ cầm trịch trên giấy tờ thôi, quan trọng là bộ máy giúp việc trực tiếp đằng sau. Một khi chưa có nhân vật nào nổi trội có đủ uy tín và quyền lực, thì Suzuki cứ tạm… “câu giờ” như vậy.
Thực ra, trong danh sách ngắn các ứng viên có “máu mặt” nhất vào chức CEO hiện có 4 nhân vật. Thứ nhất là Toshihiro Suzuki, con trai ông Osamu Suzuki, 55 tuổi, hiện là Giám đốc bộ phận kinh doanh ở các thị trường nước ngoài. Tiếp đến là ông Yasuhito Harayama, 58 tuổi, đã từng nhiều năm làm việc tại Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản, còn 2 ông Minoru Tamura, 66 tuổi và Osamu Honda, 64 tuổi, đều thuộc loại “cây đa, cây đề” ở Suzuki.
Ei Mochizuki, nguời phát ngôn chính thức của Suzuki từ chối bình luận về bất cứ câu hỏi nào liên quan đến quá trình tuyển chọn CEO mới.
Theo một số nhà phân tích, để hiểu được tâm lý, suy nghĩ của ông Osamu Suzuki, thì nên tìm đọc cuốn tự truyện của ông có tiêu đề: Tôi là ông chủ của doanh nghiệp nhỏ (nguyên văn tiếng Anh: I’m a Small-Business Boss). Trong sách, ông thừa nhận thực tế là đã từng chọn con rể là người kế vị. Con rể ông là Hirotaka Ono được chính ông dày công đào tạo, chỉ bảo, dìu dắt để trong tương lai ngồi vào ghế CEO thay ông, song đã không may mất sớm ở tuổi 52 vào năm 2007 (do bị ung thư tuỵ).
“Không có gì khó khăn hơn là lựa chọn người thay thế xứng đáng. Tôi thấy mình đã phạm sai lầm khi đặt mọi niềm tin vào 1 người quá sớm và người này lại ra đi quá đột ngột”, ông Osamu Suzuki thừa nhận.
Ông Osamu Suzuki tên thật là Osamu Matsuda. Sau khi tốt nghiệp Đại học Chuo vào năm 1953, ông làm việc ở một ngân hàng nhỏ. Cuộc đời ông đã có bước ngoặt lớn, khi lấy vợ là bà Shoko Suzuki, cháu nội của ông Michio Suzuki, người sáng lập ra Hãng Suzuki. Bởi nhà vợ không có con trai, cháu trai, nên ông nghiễm nhiên được coi như là con trai và được tin tưởng trao quyền để chèo lái doanh nghiệp.
Từ năm 1958, ông về làm việc cho Suzuki và từ năm 1978 đến nay, ông toàn quyền lãnh đạo công ty sản xuất ô tô lớn thứ 10 thế giới này (xét theo sản lượng). Vì thế, ông cảm thấy trách nhiệm rất lớn của mình trước vận mệnh của Suzuki. Song, nói gì thì nói, cũng đã đến lúc ông có muốn ôm hết mọi việc cũng không ôm nổi.
Samsung: Gia tài và gia tộc Như một sự tình cờ, khi Samsung rục rịch ra mắt "con bài chiến lược" smartphone Galaxy thế hệ thứ tư thì tập đoàn này cũng trong giai đoạn chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứ ba. Nếu như smartphone Galaxy S4 hồ hởi về một tương lai sáng sủa thì chiếc ghế lãnh đạo của Chủ tịch Lee Kun Hee vẫn còn trong bóng tối, dù "ba ngôi sao" nay đã được thắp sáng bẳng cả "dải ngân hà”. |
Trung Hiếu (Tinnhanhchungkhoan.vn)
-
Doanh nhân Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Asia Gate Travel: Người hóa giải những nhiệm vụ bất khả thi
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Doanh nhân Phạm Thị Kiều Oanh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Rueco: Làm nông nghiệp bằng sự tử tế
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025 -
Truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân trong tương lai -
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ -
Doanh nhân Lê Quốc Khánh, Tổng giám đốc CTCP Vận tải và Dịch vụ Phú Hoàng: Chọn hướng đi xanh -
Trần Quang Vinh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Murror: Hạnh phúc khi giúp mọi người “chữa lành” nỗi đau bên trong -
Doanh nhân Đặng Thanh Tùng, Giám đốc New World Travel: “Công việc cho tôi chạm vào cảm xúc mỗi ngày” -
Phạm Sơn Lộc, Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ VierCycle: Nâng tầm trải nghiệm đạp xe vì lối sống xanh
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)