-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
PGS-TS. Nguyễn Đăng Minh. |
Hành trình kiến tạo hệ thống quản trị “Made in Vietnam”
Năm 1998, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, chàng trai trẻ Nguyễn Đăng Minh nhận được học bổng của Công ty Honda Việt Nam sang Nhật Bản, học tại Trường Cao đẳng quốc tế Honda. Tại đây, điều gây ngạc nhiên nhất cho anh là ngoài đào tạo kỹ thuật, nghệ thuật kinh doanh ô tô, nhà trường còn dạy đạo làm nghề. Anh hiểu được, đó là lý do vì sao, nhiều người Nhật sống cả đời bằng nghề với tinh thần nghiệp chủ vươn tới đỉnh cao.
Sau khi học xong, Minh vừa làm tại Honda, vừa học cao học ngành cơ khí chế tạo máy tại Đại học Tổng hợp Tokyo, trường đại học số một tại Nhật Bản. Anh tốt nghiệp thạc sĩ, rồi thi đỗ vào bộ phận quản trị công nghệ chế tạo của Tập đoàn Toyota.
“Tại Toyota, tôi làm ở bộ phận công nghệ chế tạo, nơi chế tạo ra những chiếc xe hơi chất lượng với hơn 30.000 chi tiết phức tạp, thiết kế các hệ thống dây chuyền chế tạo chi tiết xe hơi. Các dự án chuyển giao công nghệ tại Toyota giúp tôi học được cách quản lý chất lượng các dự án và tìm được triết lý sống”, anh Minh chia sẻ.
Trong thời gian làm tại Toyota, anh tiếp tục theo học chương trình đào tạo tiến sĩ quản trị tại Đại học Nagoya và có cơ hội nghiên cứu sâu về hệ thống quản trị tinh gọn TPS (Toyota Production System) cũng như công nghệ quản trị của doanh nghiệp Nhật Bản. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo nội bộ của Toyota cũng cho phép anh tiếp cận sâu hơn tinh thần và tư duy quản trị “Made in Japan” hội tụ yếu tố tinh hoa và gọn gàng của công nghệ quản trị hiện đại, mang đậm văn hóa Nhật Bản.
Có lẽ, cuộc sống và công việc của TS. Nguyễn Đăng Minh cứ thế tiếp diễn, nếu như anh không có việc gia đình, buộc phải về nước.
Năm 2011, trở về Việt Nam sau gần 13 năm sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản, chứng kiến sự “ngổn ngang” trong khâu quản trị tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, anh mong muốn xây dựng một hệ thống quản trị tinh gọn “Made in Vietnam”, như Singapore đã từng làm (Singapore đã nghiên cứu và kiến tạo hệ thống quản trị, giúp hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị xã hội đi vào quy củ).
“Sau nhiều năm đổi mới, tốc độ hấp thụ quản trị khoa học để tăng năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam còn rất chậm. Câu hỏi: vì sao người Việt thông minh, nhưng doanh nghiệp Việt không thể tăng năng suất như kỳ vọng vẫn chưa tìm được lời giải thích đáng”, anh Minh thẳng thắn nhìn nhận.
Đi tìm câu trả lời, anh quyết định lăn xả vào cuộc sống thực tiễn của hơn 300 doanh nghiệp, tham gia các dự án đào tạo và tư vấn tại doanh nghiệp cùng các chuyên gia Nhật Bản. Từ thực tế, anh thấy được, số lượng các doanh nghiệp Việt có thể duy trì lâu dài các phương pháp quản trị sau khi được đào tạo để phát triển bền vững chiếm tỷ lệ không nhiều.
Tìm hiểu lịch sử phát triển và học hỏi hệ thống quản trị của Nhật Bản, quay trở lại Việt Nam, TS. Nguyễn Đăng Minh đau đáu với khát vọng doanh nghiệp Việt Nam có thể làm ra các sản phẩm và dịch vụ “Made in Vietnam”, “Made by Vietnam” đẳng cấp, chinh phục được người tiêu dùng Việt và thế giới.
Tuy nhiên, những ngày đầu tiên TS. Minh đề xuất ý tưởng này, giới doanh nhân Việt không mấy quan tâm, họ vẫn ưu tiên lựa chọn hệ thống quản trị “Made in USA” (Mỹ) hay “Made in Japan” (Nhật Bản) thay vì “Made in Vietnam”.
Tới tiếp cận đầy gian khó
Vừa là doanh nhân, vừa tư vấn, giảng dạy về quản trị tinh gọn tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Nguyễn Đăng Minh thấu hiểu sự vất vả của các doanh nhân trong công tác quản trị hoạt động của doanh nghiệp và thấy được những khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực.
“Tôi luôn khát khao xây dựng hệ thống quản trị thuần Việt, được gọi là quản trị tinh gọn Made in Vietnam, mang trí tuệ Việt trên nền tảng kế thừa, phát huy văn minh quản trị của nhân loại. Hệ thống Quản trị tinh gọn Made in Vietnam cần hàm chứa những những yếu tố đặc thù, phù hợp nhất với thực tiễn của người Việt”, TS. Minh hào hứng chia sẻ.
Kiến tạo ra trường phái quản trị đã khó, nhưng việc áp dụng trường phái này vào thực tế còn là thử thách lớn hơn.
“Bạn thử tưởng tượng, những ngày đầu tại Viện Quản trị Tinh gọn GKM, tôi đã mất nhiều ngày giảng dạy trong một lớp học không có học viên, vừa nói vừa ngẩng mặt lên trời để những giọt nước mắt chảy vào trong… Việc dễ dàng nhất tôi có thể làm ngay lúc đó là buông bỏ và trở lại Nhật Bản, nơi tôi vẫn có thể tiếp tục những đam mê sáng tạo của mình…”, anh Minh không giấu nổi sự xúc động khi nhìn lại hành trình của mình.
Tuy nhiên, thoáng cảm xúc đó vụt qua rất nhanh. Tôi nhìn thấy trong đôi mắt anh dường như đang ánh lên ngọn lửa.
“Nhưng tôi đã không chọn điều đó. Có lẽ, tinh thần võ sĩ đạo không ngại khó, quyết tâm vượt khó đã ngấm vào con người tôi, nhưng trên tất cả, tôi là người kiến tạo ra trường phái này, tôi thấu hiểu việc này là tốt cho mình và tốt cho doanh nghiệp, cho xã hội. Tôi thực sự đã có niềm tin để biến khát vọng cháy bỏng thành hiện thực”, anh Minh bộc bạch.
Khi ấy, anh đã đến và nói với rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp rằng, nếu chương trình đào tạo tư vấn của Viện Quản trị Tinh gọn GKM không mang lại hiệu quả (tài chính và phi tài chính), Viện sẽ không tính phí.
Những ngày sau đó, bằng nỗ lực, sự chân thành, uy tín cá nhân cùng sự hỗ trợ từ bạn bè, một số doanh nhân đã đồng ý áp dụng hệ thống quản trị tinh gọn của TS. Nguyễn Đăng Minh và trả phí. Sự phát triển của Viện Quản trị Tinh gọn GKM (Công ty GKM Việt Nam) ngày hôm nay khởi nguồn từ những thành công bước đầu đó.
Và khát vọng đất nước phồn vinh
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hàng ngàn doanh nghiệp áp dụng từng phần hay toàn phần các giải pháp của hệ thống quản trị tinh gọn Made in Vietnam, như Thaco, MK Smart, Novaland, Anova, Manutronics, Công ty cổ phần Thiết bị Tân Phát, Legroup, Công ty Hải Phong, Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai - Vinacomin, Tổng công ty Giấy Việt Nam….
Chinh phục khách hàng từ tâm thế tốt
Điều tôi tâm niệm là luôn làm tốt những thứ mình đang làm để có thể giúp doanh nghiệp Việt đi lên, đạt được tầm cao mới mà đích đến là sản phẩm “Made in Vietnam”, “Made by Vietnam” có thể cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Quá trình làm việc của tôi là chinh phục khách hàng từ tâm thế tốt, nghị lực vượt khó, khát vọng vì một Việt Nam ngày càng tươi đẹp.
Danh sách khách hàng của Viện Quản trị Tinh gọn GKM còn có cả những doanh nghiệp nước ngoài như Midway Metals (Australia), Mitsubishi Corporation Vietnam (Nhật Bản), Julie Sandlau (Đan Mạch)…
Ông Soren Roed Pedersen, Giám đốc Công ty Julie Sandlau Việt Nam (Đan Mạch), thành viên Hội đồng Quản trị Eurocharm tại Việt Nam, không ngần ngại khẳng định, sẽ chia sẻ thông tin về trường phái quản trị này đến các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam nhờ vào thành quả mà ông áp dụng ngay chính tại doanh nghiệp của mình.
Tương tự, sau khi tham dự đầy đủ các module trong chương trình CEO về quản trị tinh gọn, ông Tetsu Funayama, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mitsubishi Corporation Vietnam đã khẳng định: “Đây chính là phương pháp mà các công ty Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng sáng tạo trong công việc quản trị”. Ngay sau đó, ông Funayama đã giới thiệu các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp cận các phương pháp này.
Có thể nói, trong hành trình của mình, điều khó khăn nhất với TS. Nguyễn Đăng Minh là việc tìm ra giải pháp bảo tồn sở hữu hệ thống như nguồn gene quý, không thể bị “tam sao thất bản”, bởi khát vọng của người tạo ra tư duy này không chỉ dừng lại ở việc giúp các doanh nghiệp Việt làm thật, kinh doanh thật, mà còn đẩy tư duy của doanh nghiệp nên nấc thang mới của tư duy toàn cầu. Đó là, doanh nghiệp Việt không thể dừng lại ở gia công, mà cần tiếp tục phát triển, nghiên cứu (R&D) và cần có hệ thống quản trị R&D trên nền tảng của hệ thống quản trị tinh gọn để tạo ra nhiều giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Không dừng lại ở đó, TS. Nguyễn Đăng Minh còn đặt khát vọng ở tầm cao hơn, nếu hệ thống quản trị tinh gọn được áp dụng trong cả hệ thống, từ gia đình, doanh nghiệp, nhà trường đến toàn xã hội để đào tạo con người, thì rất có thể, ước vọng một Việt Nam thịnh vượng sẽ không còn quá xa.
Hệ thống quản trị mang tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật Bản
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người Nhật Bản du nhập quản trị tinh gọn của Mỹ và châu Âu. Giới trí thức Nhật Bản hiểu rằng, họ cần một hệ thống quản trị thuần Nhật, tức là kiến tạo hệ thống quản trị “Made in Japan” trên chính nền tảng văn hóa Nhật Bản, vừa kế thừa tinh hoa, đồng thời vẫn giữ được cốt cách của nước Nhật như tinh thần võ sĩ đạo, văn hóa trọng chữ Tín với khách hàng và dám đương đầu với khó khăn…
Bằng cách áp dụng các giải pháp quản trị đặc thù “Made in Japan”, từ năm 1945 - 1960, các doanh nghiệp và cả đất nước Nhật Bản hòa cùng một nhịp tái thiết đất nước. Họ vui khi có một doanh nghiệp sản xuất được hàng hóa “Made in Japan” thay thế hàng nhập khẩu, buồn khi sản phẩm không xuất khẩu được. Giá trị lớn nhất mà các trí thức Nhật Bản làm được là tạo ra một tinh thần quản trị Nhật Bản mà ngay cả nước Mỹ, nơi họ kế thừa các giải pháp quản trị, cũng phải khâm phục.
-
Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu