
-
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh
-
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch
-
Doanh nghiệp khởi nghiệp tìm điểm tựa từ Nghị quyết 68
-
Doanh nghiệp nhỏ còn chần chừ với AI vì chi phí cao
-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
Tại Hội thảo "M&A thời đại dịch: Lớn mạnh cùng chuỗi giá trị", diễn ra vào sáng 15/10, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, đến thời điểm hiện nay, bàn về triển vọng, hay số phận của doanh nghiệp Việt, làm sao để doanh nghiệp Việt mạnh lên là một vấn đề lớn.
![]() |
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. (Ảnh: Dũng Minh) |
“Nhiều năm nay, tôi tập trung nghiên cứu doanh nghiệp làm thế nào để mạnh lên thực sự. Như 3 giai đoạn mà ông Nguyễn Công Ái đã nói, nhưng có lẽ đó là nhóm doanh nghiệp tư nhân, trong khi doanh nghiệp chủ thể cũng là một đối tượng lớn, nhưng sau 30 - 40 năm vẫn yếu, có lẽ do cấu trúc yếu. Thế nên, M&A giúp các doanh nghiệp tái cấu trúc”, ông Thiên nói.
Bàn về cơ hội M&A, ông Thiên cho rằng, đây là thời điểm hợp lý, “dọn dẹp” lại các doanh nghiệp sau khi bị “cơn bão” quét qua. Đây là cơ hội tuyệt vời cho doanh nghiệp.
Nếu nói đến cơ hội, lại có hai vấn đề: Thứ nhất tái cấu trúc doanh nghiệp Việt thì cần thay đổi, điều kiện, tháo gỡ cơ chế chính sách, bởi đây không chỉ là cơ hội cho doanh nghiệp, thay đổi chân dung cho doanh nghiệp Việt Nam, mà rộng hơn là cơ hội cho đất nước.
Thứ hai là nỗ lực từ phía doanh nghiệp, là cách thức thực hiện M&A sao cho hiệu quả nhất. Từ việc phân tích xu hướng, có thể nhận diện cơ hội mới mà các doanh nghiệp trong nước tham gia vào thay đổi doanh nghiệp, không chỉ trông chờ vào các đối tác quốc tế.
Theo ông Thiên, cần phải có những cơ chế tốt để đẩy mạnh quá trình M&A để kéo doanh nghiệp yếu đứng dậy, kéo nền kinh tế đứng lên sau đại dịch. Đồng thời, tạo thêm áp lực cho Chính phủ trong việc đưa ra các cải cách, cải tiến… thúc đẩy chính sách để đẩy mạnh M&A.
Cơ hội vàng, về lý thuyết kinh tế thì tích tụ vốn và tập trung vốn thì bao giờ cũng là phương thức rất quan trọng để các doanh nghiệp lớn nhanh và khẳng định vị thế rất nhanh. “M&A là phương thức giúp các doanh nghiệp tâp trung vốn, và thời điểm này là cơ hội để các doanh nghiệp làm được các việc đó một cách quyết liệt”, ông Thiên nhấn mạnh.
Theo ông Thiên, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, nhưng cho đến bây giờ xu hướng để gia tăng sức mạnh theo hướng tập trung vốn là “ta với ta”. Còn nguồn vốn nước ngoài vào ta thì giúp họ lớn hơn.
“Cho nên bây giờ, đặt vấn đề lại là liên kết với nước ngoài để lớn lên không? và thậm chí có một thao tác ngược đó là mở biên ra ngoài để M&A ra bên ngoài. Tôi cho rằng, điểm này doanh nghiệp ta không nên tự ti, các doanh nghiệp Việt đã lớn mạnh thì hà cớ gì chúng ta không vươn ra bên ngoài?”, ông Thiên nói và cho rằng, đây là cơ hội mà các doanh nghiệp Việt nên tận dụng.

-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than -
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với châu Âu -
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu -
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp -
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu