Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Sau một năm lỗi hẹn, KIDO Foods sẽ chuyển sàn HOSE
Anh Hoa - 12/06/2019 17:27
 
Lãnh đạo KDF khẳng định, nếu năm 2019 kết quả kinh doanh tốt thì sẽ làm được việc này.

Công ty cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO - KIDO Foods (mã: KDF) giao dịch UPCoM vào tháng 9/2017, và tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, KIDO Foods xin ý kiến cổ đông chuyển sàn HOSE, thực hiện từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019.

Tuy nhiên, do năm 2018 không thuận lợi nên kế hoạch bị dừng lại. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 diễn ra sáng nay, vấn đề này lại được các cổ đông đưa ra.

Theo đó, lãnh đạo KDF khẳng định, nếu năm 2019 kết quả kinh doanh tốt thì sẽ làm được việc này.

Kết thúc năm 2018, doanh thu của Kido Foods đạt 1.258 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 665 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ 31,5 tỷ đồng. Đây là một năm kinh doanh không hiệu quả của Kido Foods và kết quả này không phản ánh đúng với tiềm lực của Công ty trên thị trường.

KDF hiện đang là doanh nghiệp đầu ngành kem với thị phần khoảng 40%, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh gần nhất với thị phần chỉ khoảng 10%.
KDF hiện đang là doanh nghiệp đầu ngành kem với thị phần khoảng 40,2%, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh gần nhất với thị phần chỉ khoảng 10%.

Trong quý 1/2019, KIDO Foods ghi nhận doanh thu thuần đạt 266 tỷ đồng tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018 do sự tăng trưởng tích cực của ngành kem (tăng 37,4%) và đã bù đắp cho sự sụt giảm của ngành sữa chua vì áp lực cạnh tranh gay gắt trong ngành. Lợi nhuận trước thuế được cải thiện, chuyển đổi từ lỗ 11 tỷ đồng trong quý 1/2018 sang lời 24 tỷ đồng trong quý 1/2019.

Tiếp đà tăng trưởng, kết quả kinh doanh trong 2 tháng tiếp theo tiếp tục có nhiều diễn biến tích cực. Doanh thu thuần 5 tháng đầu năm 2019 của KIDO Foods đạt 601 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 86 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 41% và 57% kế hoạch năm 2019.

Công ty thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay, với doanh thu thuần 1,464 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 150 tỷ đồng, tăng vọt 376% so với năm 2018.

Theo đó, để thu lãi về 150 tỷ đồng, Công ty vẫn phát triển kem và sữa chua, trong đó kem sẽ phát triển cả phân khúc cao cấp và trung cấp (trà sữa…). Sữa chua sẽ tập trung phân khúc biên lợi nhuận và lãi gộp cao để đạt kế hoạch đề ra.

KDF chiếm thị phần 40,2% của ngành kem Việt Nam năm 2017, theo Euromonitor. Cũng căn cứ trên báo cáo này, tốc độ tăng trưởng kép toàn ngành sẽ đạt khoảng 6,4 - 8% cho giai đoạn 2016 - 2021.

Thế mạnh của KDF là các sản phẩm với hai thương hiệu nổi bật là Merino và Celano. Đối thủ cạnh tranh Vinamilk có thế mạnh về kem hộp, trong khi các thương hiệu còn lại (Thủy Tạ, Tràng Tiền…) là thương hiệu mang tính địa phương với hệ thống phân phối không cạnh tranh bằng KDF và Vinamilk.

Ngoài ra, thương hiệu kem Wall’s của Tập đoàn Unilever cũng là một thương hiệu có tiếng trong ngành. Trở lại Việt Nam từ năm 2008, sau 5 năm chuyển giao công nghệ sản xuất cho KDF, sản phẩm kem Wall’s với thương hiệu Paddle Pop và Cornetto hiện chiếm khoảng 10% thị phần trong ngành.

Bên cạnh những thương hiệu nổi bật, kem ngoại nhập bắt đầu xuất hiện nhiều ở khu vực thành thị trong những năm gần đây như kem Hàn Quốc, Thái Lan, New Zealand…Tuy nhiên, do sản phẩm được định vị ở phân khúc giá khá cao so với kem nội nên những sản phẩm này trước mắt chỉ tác động ngắn hạn vào sự hiếu kỳ của người tiêu dùng, chưa tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ lên các doanh nghiệp nội địa.

Kido Foods: Ngành hàng FMCG trong năm qua đã không tăng trưởng như dự báo
Sự tăng trưởng chậm lại của ngành hàng FMCG đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Kido Foods trên tất cả các mảnh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư