-
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
Bộ Y tế vừa tổ chức Toạ đàm xây dựng Thông tư “Quy định thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trong khám, chữa (khám chữa bệnh) bảo hiểm y tế với những trường hợp đặc biệt” để lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cùng nhiều bộ, ngành khác.
Người bệnh đang thiệt thòi bởi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng phải mua thuốc bên ngoài. |
Theo bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, về nguyên tắc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm sẵn có, đủ thuốc chữa bệnh, không để người bệnh phải mua ngoài trong thời gian điều trị nội trú.
Nếu cho phép người bệnh tự mua sẽ có nhiều nguy cơ liên quan đến chất lượng thuốc, an toàn người bệnh, giải quyết tranh chấp khi có tai biến, rủi ro, lạm dụng chỉ định, bệnh nhân phải mua giá cao, khó xác định giá thanh toán, cơ sở y tế ỷ lại không đấu thầu.
Thực tế, hiện tượng cơ sở khám chữa bệnh không cung ứng được thuốc, vật tư y tế, để người bệnh phải tự mua đã diễn ra trong một thời gian dài, trong có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
Một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn mua ngoài để tránh vượt tổng mức, vượt trần, thuốc không trong danh mục, không đủ điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế vướng mắc trong đấu thầu mua sắm, do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc cung ứng thuốc, vật tư y tế cũng chịu ảnh hưởng và bị gián đoạn nhất định, việc tăng giá thuốc, còn có tâm lý ngại trách nhiệm trong mua sắm, đấu thầu ở một số đơn vị.
Theo bà Trang, Bộ Y tế đang nghiên cứu dự thảo hướng dẫn việc người tham gia bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí mua thuốc, vật tư y tế trong phạm vi được hưởng khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm thuốc, vật tư y tế trong một số trường hợp đặc biệt, bất khả kháng.
Và để thực hiện điều này, Bộ Y tế đang xây dựng Thông tư quy định thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, vật tư y tế trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để bảo đảm quyền lợi của người bệnh.
Thông tư quy định cụ thể về giá, về hình thức thanh toán, quy trình thủ tục... đảm bảo đúng, đủ, chặt chẽ và khả thi, đồng thời, cũng phòng ngừa việc cơ sở khám chữa bện lạm dụng các quy định này để không đảm bảo cung ứng thuốc cho người bệnh.
Thông tư chỉ áp dụng trong trường hợp bất khả kháng, giải quyết 1 số hệ lụy sau 3 năm chống dịch và những khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Còn biện pháp lâu dài vẫn là tổ chức mua sắm, bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vật tư cho người bệnh bảo hiểm y tế, để không phải sử dụng quy định này.
Tuy nhiên, theo Thông tư này, không phải bệnh nhân nào cũng được thanh toán trực tiếp, mà phải đáp ứng ba điều kiện. Cụ thể, đầu tiên là người bệnh được chẩn đoán và kê đơn thuốc, vật tư y tế trong phạm vi được hưởng tại cơ sở khám chữa bệnh nhưng tại thời điểm đó, cơ sở khám chữa bệnh này không có thuốc, vật tư y tế.
Thuốc, vật tư y tế mà người bệnh được kê đơn đã được thanh toán hoặc chưa được thanh toán bảo hiểm y tế trước đó tại cơ sở khám chữa bệnh.
Cơ sở khám chữa bệnh không có sẵn thuốc, vật tư y tế để điều trị cho người bệnh, vì lý do khách quan như đã đấu thầu thuốc, vật tư y tế đó nhưng không có đơn vị trúng thầu;
Có kết quả thầu nhưng tại thời điểm chỉ định thuốc, vật tư y tế cho người bệnh, nhà cung ứng không cung cấp được; trường hợp chậm có kết quả đấu thầu tập trung cấp quốc gia, cấp địa phương và đàm phán giá mà cơ sở khám chữa bệnh chưa tổ chức đấu thầu được.
Vụ Bảo hiểm y tế cũng đề xuất các nội dung cụ thể như với các loại thuốc, vật tư y tế đã thanh toán bảo hiểm y tế trước đó tại cơ sở khám chữa bệnh, thì mức giá thanh toán là giá thanh toán bảo hiểm y tế tại thời điểm gần nhất so với thời điểm mà cơ sở y tế hoặc người bệnh phải mua thuốc.
Với các thuốc, vật tư y tế chưa thanh toán bảo hiểm y tế trước đó tại cơ sở khám chữa bệnh thì mức giá thanh toán là giá trúng thầu thấp nhất tại thời điểm người bệnh mua thuốc.
Giá trúng thầu được tra cứu trên trang Thông tin điện tử của Bộ Y tế và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, theo các nguyên tắc được quy định rõ.
Để giám sát các trường hợp thanh toán trực tiếp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ ban hành quy trình giám định các trường hợp thanh toán trực tiếp từ quỹ bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế cũng thừa nhận, giải pháp này cũng có một số nội dung khó khi quy định trong văn bản hướng dẫn như điều kiện bảo đảm chất lượng thuốc, vật tư y tế, vấn đề giám sát sử dụng thuốc, vật tư y tế, tính an toàn khi sử dụng người bệnh, cơ chế xác định trách nhiệm;
Hay bên cạnh đó là giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến, rủi ro liên quan đến thuốc, vật tư mua ngoài, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, vấn đề lạm dụng chỉ định sử dụng thuốc, vật tư y tế, bệnh nhân phải mua giá cao, khó xác định giá thanh toán... "Vậy nên Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu để quy định hợp lý, đúng luật, đúng thẩm quyền, khả thi", bà Trần Thị Trang nói.
Tại buổi toạ đàm, các đại biểu đều thống nhất là việc thiếu thuốc, vật tư chủ yếu do vướng mắc trong thủ tục đấu thầu, vì thế, từ tháng 1/2024, Luật đấu thầu sửa đổi chính thức có hiệu lực, nhiều vướng mắc sẽ được tháo gỡ.
Do đó, yêu cầu đặt ra là các cơ sở khám chữa bệnh vẫn phải chủ động đấu thầu mua sắm để cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời cho người bệnh.
Trước đó, tại phiên chất vấn của Quốc hội về chủ đề này chiều 7/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trong thời gian vừa qua về phía Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo đồng bộ nhiều giải pháp về vấn đề người bệnh phải mua thuốc bên ngoài.
Thứ nhất, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế thực hiện các chỉ đạo, các quy định liên quan đến việc mua thuốc, vật tư y tế để đảm bảo phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh.
Thứ hai, đề xuất các cơ chế để nghiên cứu làm sao để các cơ sở khám chữa bệnh có thể điều chuyển thuốc giữa các cơ sở khi các kết quả thầu còn hiệu lực.
Thứ ba, rà soát lại các danh mục thuốc và dự kiến đầu năm 2024 sẽ bổ sung thêm danh mục thuốc này, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Thứ tư, liên quan đến vấn đề cơ chế để thanh toán tiền cho người bệnh. Trực tiếp liên quan đến nội dung này thì Bộ đã giao cho Vụ Bảo hiểm y tế xây dựng thông tư và hiện nay nội dung này đang được đơn vị chuyên môn xây dựng.
Bộ Y tế sẽ lấy ý kiến của các bộ, ban, ngành, địa phương trong quá trình hoàn thiện thông tư này để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.
-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Tăng số trẻ mắc sởi và nhập viện do biến chứng -
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank