-
Đề xuất nâng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.251 tỷ đồng -
Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
Đổi mới sáng tạo - Bí quyết dẫn đầu của Suntory PepsiCo Việt Nam -
Giữ chân khách hàng cũ - biện pháp “tăng thu, giảm chi” hiệu quả -
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025
Một đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây do VEC vận hành, khai thác. |
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký Quyết định số 286/QĐ – UBQLV phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đến hết năm 2025 của VEC.
Vai trò nòng cốt trong phát triển cao tốc
Điểm nhấn nổi bật nhất trong quyết định này là Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao VEC làm tốt vai trò nòng cốt trong sứ mệnh phát triển hệ thống đường bộ cao tốc quốc gia theo quy hoạch, tập trung vào lĩnh vực đầu tư phát triển, khai thác vận hành các tuyến đường bộ cao tốc và kinh doanh các dịch vụ gia tăng dọc tuyến.
VEC cũng sẽ phải tập trung phát huy mọi thế mạnh, nguồn lực để tham gia đầu tư phát triển hệ thống đường bộ cao tốc quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu đề xuất các hình thức đầu tư phù hợp, trong đó vốn nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác.
Trong chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, VEC vẫn tiếp tục hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con; ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác, bảo trì các tuyến đường bộ cao tốc; được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và vốn điều lệ tăng theo lộ trình trên cơ sở phần vốn Nhà nước đầu tư vào các dự án do VEC làm chủ đầu tư.
Trong giai đoạn đến năm 2025, VEC được giao hoàn thành tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành để đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng; hoàn thành các hạng mục còn lại của tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi; nghiên cứu chuẩn bị đầu tư mở rộng các tuyến cao tốc VEC được giao quản lý, vận hành khai thác nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và triển khai thực hiện sau khi đã hoàn thành tăng vốn điều lệ cho VEC gồm: Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn TP.HCM - Long Thành; đầu tư đồng bộ hoàn thiện các khu dịch vụ, trạm dừng nghỉ tại tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành.
Trong giai đoạn đến năm 2030, VEC thực hiện đầu tư mở rộng các đoạn tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn Đại Xuyên - Liêm Tuyền; Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai; TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn TP.HCM - Long Thành trên cơ sở tăng vốn điều lệ và giao tài sản, tỉnh thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nghiên cứu tham gia trong giai đoạn đầu tư hoàn thiện theo quy mô hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả khai thác một số tuyến như tuyến Quảng Ngãi - Hoài Nhơn và tuyến Phan Thiết - Dầu Giây thuộc trục cao tốc Bắc – Nam.
Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao VEC nghiên cứu tham gia đầu tư các tuyến cao tốc còn lại trong quy hoạch như tuyến Bảo Hà - Lai Châu và tuyến Quảng Nam - Quảng Ngãi (là các tuyến cao tốc kết nối với các tuyến cao tốc VEC đang được giao quản lý, vận hành khai thác); nghiên cứu tham gia các tuyến có hiệu quả tài chính không cao nhưng phục vụ mục tiêu an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, khó thu hút được các thành phần kinh tế khác tham gia với những cơ chế phù hợp nhằm phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trong giai đoạn này, VEC đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 9%/năm, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân 27%/năm.
Đối với lĩnh vực khai thác đường cao tốc, đến năm 2025, VEC thực hiện quản lý khai thác 800km đường cao tốc, phấn đấu đến năm 2035 thực hiện quản lý khai thác 1.500km đường cao tốc; hình thành các trung tâm quản lý khai thác Bắc - Trung - Nam chủ động thực hiện điều hành công tác khai thác, thực hiện dịch vụ đối soát dữ liệu thu phí, giám sát các hoạt động khai thác cho các dự án đường cao tốc trong và ngoài VEC; thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản đường cao tốc thông qua việc tổ chức bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hiệu quả kết cấu hạ tầng đường cao tốc do VEC đầu tư.
Huy động nguồn lực để nâng đời 3 tuyến cao tốc
Cũng tại Quyết định số 286, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng đã phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đến hết năm 2025 của VEC.
Theo đó, đến hết năm 2025, VEC đạt tổng doanh thu 32.420 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 4.161 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước khấu trừ thuế GTGT là 3.375 tỷ đồng
Trong 2 năm tới, VEC sẽ phải đẩy mạnh thực hiện Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành để hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng, tiến độ trong năm 2025; hoàn thành các thủ tục điều chỉnh dự án để triển khai thực hiện hoàn thành các hạng mục còn lại của tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi trong năm 2025; hoàn thành quyết toán các Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; triển khai thực hiện đầu tư mở rộng tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn TP.HCM- Long Thành (VEC thu xếp và huy động vốn đầu tư công trình). Tổng mức đầu tư các dự án nói trên là 79.060 tỷ đồng; nhu cầu vốn là 14.890 tỷ đồng.
Các tuyến đường cao tốc VEC được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, thực hiện sửa chữa định kỳ, khắc phục các hư hỏng đột xuất đảm bảo chất lượng khai thác; kiểm soát chặt chẽ việc vận hành hệ thống ETC trên các tuyến, khắc phục kịp thời các lỗi hệ thống, đảm bảo thông suốt, minh bạch, hiệu quả. Giữ vững, phát huy tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe, tăng trưởng doanh thu cao hơn 5 năm trước.
Đặc biệt, VEC nghiên cứu tham gia đấu thầu khai thác, vận hành các đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công; đẩy mạnh thực hiện quyết toán công tác khai thác vận hành các năm trước.
Lãnh đạo Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao VEC trên cơ sở phương án tái cơ cấu Tổng công ty được cấp có thẩm quyền chấp thuận, VEC trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt điều chỉnh tăng vốn điều lệ; đồng thời tập trung nguồn lực, đẩy mạnh làm việc với các cấp có thẩm quyền thông qua phương án đầu tư mở rộng các tuyến cao tốc đang khai thác của VEC.
Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao HĐTV VEC chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đến hết năm 2025 theo đúng quy định; chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, lộ trình hành động cụ thể để triển khai đảm bảo thiết thực, hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
HĐTV VEC phải nghiêm túc thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, nhiệm vụ được giao; đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con, của cán bộ quản lý, người đại diện theo quy định. Định kỳ báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tình hình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch theo quy định.
“Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, báo cáo Ủy ban và các cơ quan có liên quan để kịp thời tháo gỡ; chịu trách nhiệm trước Ủy ban, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về các nội dung đề xuất, số liệu báo cáo”, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao nhiệm vụ.
Trước đó, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký Quyết định số 59/QĐ – UBQLV phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2024 của Công ty mẹ - VEC.
Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giao Công ty mẹ - VEC đạt tổng doanh thu 5.873,1 tỷ đồng, tổng chi phí 5.076,6 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 796,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 638 tỷ đồng; thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 577,5 tỷ đồng.
Người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - VEC có trách nhiệm phối hợp làm việc với các cơ quan liên quan hoàn thành các thủ tục tiếp theo sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án: Chủ trương về phương án tái cơ cấu Tổng công ty; hoàn thiện quy trình, thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung vốn điều lệ theo phương án tái cơ cấu tài chính đã được Quốc hội đã thông qua tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 về việc chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách nhà nước đối với 4 Dự án của VEC; thực hiện nghiêm kết luận của các cơ quan thanh tra kiểm tra.
-
Giữ chân khách hàng cũ - biện pháp “tăng thu, giảm chi” hiệu quả -
Tập đoàn Khang Điền vinh dự góp mặt trong "Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024" -
Ngành Hải quan áp lực thu ngân sách xuất nhập khẩu trong năm 2025 -
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025 -
AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững - biểu tượng của tương lai -
Xi măng Xuân Thành lần thứ 4 được vinh danh giải thưởng Sao Vàng đất Việt
-
1 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
2 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
3 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
4 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
5 TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion