-
Hà Nội: Thu ngân sách từ đấu giá đất năm 2024 tăng gấp đôi so với năm trước -
Xử lý công sản dôi dư “hậu sắp xếp” tổ chức bộ máy -
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường
Ông Hong Sun - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Lê Quân |
Chính sách đầu tư “thoáng”
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online bên lề Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp diễn ra hôm nay 9/5, ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) nhận định, hậu Covid-19, không riêng nhà đầu tư Hàn Quốc mà rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác sẽ tìm đến đầu tư tại Việt Nam dù trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư tại khu vực với các “láng giềng” như Indonesia, Philippines, Thái Lan ngày càng gay gắt.
“Việt Nam có lợi thế lớn so với các nước trong khu vực, nhất là tình hình chính trị - xã hội ổn định, chính sách cởi mở, nhất là sự hỗ trợ tận tình của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp các nhà đầu tư nước ngoài tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thủ tục, pháp lý… mà không phải chính phủ nào cũng làm được như vậy”, ông Hong Sun nói.
Điểm hấp dẫn được đại diện Korcham lưu ý về môi trường đầu tư của Việt Nam là luật pháp của Việt Nam, nhất là Luật Đầu tư đến nay khá “thoáng” và hấp dẫn hơn so với thị trường Singapore và Thái Lan.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn thiện ở một số mặt, nếu so với các nước phát triển, họ có quá trình phát triển lâu dài và khuôn khổ pháp lý ổn định và minh bạch hơn.
Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam nhận thấy độ vênh trong thực thi các quy định pháp luật và thủ tục giữa trung ương và địa phương, đặc biệt là vấn đề thuế và hải quan. Đây là vấn đề thuộc về cải cách hành chính và cần nhiều thời gian giải quyết, không thể giải quyết chốc lát vì đây cũng là điều mà Hàn Quốc, Nhật Bản, nhiều quốc gia phát triển khác đã trải qua.
Làn sóng đầu tư tài chính
Theo ông Hong Sun, dòng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu khi rót vốn vào Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung vào các dự án đầu tư với giá trị gia tăng không quá cao nhưng tận dụng được lao động, đơn cử các dự án dệt may, thủy sản, giày dép.
Bước sang giai đoạn thứ 2, làn sóng đầu tư này được ghi dấu bằng sự hiện diện của Samsung Electronics và nhiều công ty khác nhằm phát triển các dự án sản xuất điện thoại, linh kiện và thiết bị điện tử…
Đến làn sóng đầu tư thứ 3, dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc có bước chuyển dịch và không đơn thuần là đầu tư trực tiếp mà tập trung cho đầu tư gián tiếp vào thị trường Việt Nam. Bằng chứng là ngày càng nhiều công ty chứng khoán, ngân hàng và tài chính của Hàn Quốc tiến vào thị trường Việt Nam. Quy mô dòng vốn đầu tư của Hàn Quốc cũng ngày càng đa dạng, không chỉ những tập đoàn lớn mà nay những doanh nghiệp nhỏ hay startup của Hàn Quốc cũng đã đặt chân vào thị trường Việt Nam.
Đại diện Korcham tin rằng, với sự tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay, các startup có thể nhanh chóng lớn mạnh thành những “ông lớn” như Amazon, Apple hay Google. Cùng với làn sóng đầu tư thứ 3 này, dòng vốn đầu tư của Hàn Quốc cho thấy bức tranh khá toàn diện, gồm cả các dự án sử dụng nhiều lao động, dự án công nghệ cao cho đến dự án đầu tư tài chính.
Riêng với lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), trong bối cảnh Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trong khu vực chưa hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực này, đại diện Korcham khuyến nghị Chính phủ cần có chính sách cởi mở để phát triển fintech rộng rãi và nếu xảy ra “vấn đề” thì tìm cách xử lý và điều chỉnh pháp luật để quản lý.
“Nếu thiết lập các quy định “cứng” bó hẹp fintech ngay từ đầu, sẽ rất khó cho các doanh nghiệp, nhân tài công nghệ phát huy. Hơn nữa, cần thiết lập được “đặc khu” riêng cho các startup để bất kỳ doanh nghiệp hay nhà đầu tư nào cũng có thể quan tâm đầu tư”, ông Hong Sun nêu.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/4/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,33 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện Singapore dẫn đầu về vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay với 5,07 tỷ USD, theo sau là Thái Lan (1,46 tỷ USD) và Nhật Bản (1,16 tỷ USD). Tiếp theo là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc...
Nếu xét về số lượng dự án thì Hàn Quốc đứng đầu với 265 dự án, tiếp theo là Trung Quốc (135 dự án) và Nhật Bản (116 dự án). Năm 2019, Hàn Quốc dẫn đầu vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8%.
-
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Linh hoạt ứng phó với biến đổi khí hậu -
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up