Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tạm dừng cấp phép xây dựng thêm nhà máy thức ăn chăn nuôi
T.L - 05/04/2017 20:12
 
Chăn nuôi lợn tăng trưởng nóng thời gian qua khiến cung vượt cầu, thịt lợn bị ép giá và tuột dốc mạnh. Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, một trong những giải pháp tình thế là Bộ yêu cầu các tỉnh tạm dừng cấp phép xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi mới.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thịt lợn rớt giá thảm hại, xuống cả dưới giá thành khiến người chăn nuôi lo lắng. Theo ông Chính, nguyên nhân chính của tình trạng này là thời gian qua, chăn nuôi lợn  phát triển nóng dẫn tới cung vượt cầu.

Năm 2016, cả nước tiêu thụ 5,02 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, tương ứng tổng lượng cung thịt lợn cả nước là 1,7 triệu tấn (3kg thức ăn chăn nuôi sản xuất được 1 kg thịt). Cung vượt xa cầu trong khi thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc lại đóng cửa biên giới, cấm nhập khẩu tiểu ngạch khiến  thịt lợn giảm giá thảm hại, có thời điểm chỉ còn dưới 30.000 đồng/kg. 

“Hiện tại giá thịt lợn đã lên đến khoảng 36.000-37.000 đồng/kg nhưng vẫn còn tương đối thấp, lượng dư thừa trong dân vẫn rất lớn”, ông Tống Xuân Chinh cho biết thêm.

Để giải quyết đầu ra cho người dân, hai năm qua, Bộ NN&PTNT đã tích cực đàm phán với Trung Quốc để mở thị trường xuất khẩu chính ngạch.

“Bộ đã chủ động cử đoàn sang đàm phán với phía Trung Quốc. Hai bên đã thống nhất, xúc tiến đi đến ký kết về xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng chính, trong đó có thịt lợn, sữa của Việt Nam. Tới đây, sau khi hai bên tìm hiểu kỹ các căn cứ pháp lý và các điều kiện của nhau, sẽ đi đến thống nhất cụ thể, lúc đó Việt Nam sẽ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc”, ông Chinh nói.

Dự kiến trong tháng 5/2017 tới, Bộ NN&PTNT sẽ có đoàn sang Trung Quốc xúc tiến đầu tư, thương mại, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi.

Trước mắt, giải pháp tình thế được cục Chăn nuôi đưa ra là Bộ NN&PTNT đã gửi văn bản yêu cầu các tỉnh, thành phố dừng xây dựng các nhà máy thức ăn chăn nuôi mới, qua đó phần nào giảm được lượng sản xuất thịt hiện nay.   

Về lâu dài, theo ông Chinh, cần đổi mới quy hoạch ngành chăn nuôi. “Quan trọng là phải giám sát được quy hoạch, tránh tình trạng khi giá cao thì sản xuất ồ ạt, đến khi giá giảm thì thiệt hại nặng nề”, ông nhấn mạnh.

Hòa Phát khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi đầu tiên
Sáng nay, Công ty TNHH MTV TM&SX Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát đã khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất 300.000 tấn/năm tại KCN Phố Nối...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư