-
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024
Ngộ độc thuốc lá điện tử để lại di chứng nặng nề đối với sức khỏe của bệnh nhân |
Kể từ khi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực (năm 2013) đến năm 2023, Việt Nam đã 2 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá.
Cụ thể, năm 2012, Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy định áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (năm 2014) quy định, mặt hàng thuốc lá chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%; tăng lên 70% từ ngày 1/1/2016 và 75% từ ngày 1/1/2019 (tính trên giá xuất xưởng).
Tuy nhiên, theo theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, thì các mức tăng thuế này là quá thấp và chỉ có tác động giảm tiêu dùng thuốc lá vào năm tăng thuế, sau đó vẫn tăng trở lại.
Vì mức thuế áp dụng đối với thuốc lá còn rất thấp, nên giá thuốc lá cũng thấp. Tỷ lệ thuế thuốc lá trên giá bán lẻ (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng) chỉ chiếm khoảng 38,8%, thấp hơn so với mức bình quân của các quốc gia có thu nhập trung bình (59%), bằng một nửa của hầu hết các nước ASEAN (tại Thái Lan là 78,6%, tại Singapore là 67,1% và tại Indonesia là 62,3%).
Mức tăng thuế thuốc lá không đáng kể, khoảng cách giữa các lần tăng thuế khá dài, nên không đủ tạo ra tác động để giảm sức mua và giảm tiêu dùng. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng đều đặn hằng năm, nên giá thuốc lá ngày càng rẻ hơn so với thu nhập của người dân và trở nên dễ tiếp cận hơn.
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Việt Nam không đạt mục tiêu giảm tiêu dùng và giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới đã được đề ra trong Chiến lược Phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 là 39%.
Ông Mark Goodchild, chuyên gia chính sách tài chính y tế của Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị, Việt Nam cần phải tăng thuế đối với tất cả các sản phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thuốc lá.
-
Nguyễn Thiện Tư 10:08 | 19-12-2023Tôi rất đồng ý và hoan nghênh điều này. Tất cả nước ngoài đều làm như vậy? Đánh thuế thuốc lá cao. Tăng tuổi được mua thuốc lá. Đem sự nguy hiển sử dụng thuốc lá vào chương trình giáo dục. Đưa hình ảnh tai hại hút thuốc lá thường xuyên mọi cách....0 thích
-
Biến chứng đáng lo ngại của bệnh sởi ở trẻ em -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Đảm bảo đủ thuốc và kiểm soát giá thuốc chữa bệnh dịp Tết -
Trả giá đắt vì tự ý chữa bệnh tại nhà -
Tin mới y tế ngày 8/1: Cảnh báo dấu hiệu ung thư niệu đạo -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party