-
“Nút thắt” tại dự án đầu tư công ở Quảng Bình -
TP.HCM chốt ngày thông xe toàn tuyến hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ -
Quảng Nam ra “tối hậu thư” đối với Dự án Nhà máy điện sinh khối Quế Sơn -
Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạo -
Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đất -
Đề xuất khai thác 68,35 km cao tốc Vân Phong - Nha Trang trước 10/1/2025, vượt tiến độ 12 tháng
Doanh nghiệp ngoại chiếm ưu thế
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tính toán việc đề nghị cho một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển không phải giao khu vực biển, phục vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án nhà máy điện gió trên cơ sở áp dụng khoản 4, Điều 9, Nghị định số 11/2021/NĐ-CP. 4 cái tên được nhắc tới là Macquarie Capital Vietnam Green Investments Pte. Limited, La Gan, AMI AC Renewables và Liên danh Nhà đầu tư Công ty cổ phần Zarubenzhneft.
Cụ thể, theo phạm vi, thẩm quyền giao khu vực biển, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 8, Nghị định số 11/2021/NĐ-CP xem xét, chấp thuận bằng văn bản về vị trí, ranh giới, diện tích, tọa độ, độ sâu, thời gian sử dụng khu vực biển để tổ chức đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển sau khi thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và có lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương có liên quan gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, UBND cấp tỉnh nơi có khu vực biển đề nghị khảo sát.
Đối với các đề xuất đo đạc, khảo sát, đánh giá tài nguyên năng lượng gió trên biển của các tổ chức nước ngoài khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện theo quy trình được nêu trên trước khi ban hành văn bản chấp thuận.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được 11 đề xuất tiến hành đo đạc, khảo sát, đánh giá tài nguyên năng lượng gió trên biển của các tổ chức, cá nhân để phục vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án nhà máy điện gió.
Tuy nhiên, quy định tại khoản 4, Điều 9, Nghị định số 11/2021/NĐ-CP chưa rõ ràng các yêu cầu liên quan như tổ chức, cá nhân khi đề nghị chấp thuận được đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển cần phải có hồ sơ, tài liệu với thành phần, số lượng ra sao. Thậm chí, chưa quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc chấp thuận, dẫn đến lúng túng cho cả cơ quan giải quyết và tổ chức, cá nhân đề nghị.
Rạch ròi các quy định
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, các khu vực ven biển cơ bản đã được điều tra khảo sát về địa chất khoáng sản, hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật ở tỷ lệ 1/500.000, một số khu vực đã được khảo sát ở tỷ lệ 1/100.000 (Đề án 47).
Đối với các số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường biển phục vụ việc lập báo cáo tiền khả thi của các dự án để bổ sung dự án điện gió vào quy hoạch điện quốc gia, các doanh nghiệp thực hiện việc thu thập, tổng hợp tài liệu theo kết quả điều tra cơ bản đã tiến hành trước đây hiện lưu trữ tại các bộ, ngành. Tuy nhiên, một số dữ liệu chưa có, hoặc chưa đầy đủ như: tốc độ gió trên các vùng biển Việt Nam...
Trong khi đó, các dữ liệu khảo sát đo gió là dữ liệu đầu vào quan trọng để tổ chức, cá nhân tính toán thông số cơ bản khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các dự án. Do vậy, các dự án điện gió trên biển đều yêu cầu về dữ liệu độ chính xác cao tại thời điểm điều tra khảo sát trên biển (theo tiêu chuẩn quốc tế).
Có thực tế là các tổ chức tài chính quốc tế sẵn sàng đầu tư nhiều tỷ USD vào quá trình phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam thông qua trái phiếu xanh, tài chính xanh, cũng như các cơ chế khác. Tuy nhiên, họ có yêu cầu rất cao về dữ liệu đầu vào để lập báo cáo tiền khả thi, nên đều mong muốn được tự khảo sát để thu thập dữ liệu phục vụ từng dự án (dù chi phí khảo sát cao hơn rất nhiều so với việc kế thừa, khai thác sử dụng dữ liệu từ Đề án 47).
Ngoài ra, sau khi nghiên cứu 11 đề xuất khảo sát trước khi lập các dự án khai thác năng lượng gió để phát điện trên biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận thấy một số đặc điểm chung giữa các hồ sơ. Đó là thời gian khảo sát ngắn, khoảng 30 tháng; diện tích khảo sát rộng (16.000 - 300.000 ha); sử dụng nhiều thiết bị, nhân lực trong và ngoài nước; vị trí khảo sát xa bờ...
Các chuyên gia cho rằng, nếu diện tích khu vực biển đề nghị khảo sát địa chất, địa hình rộng, trong khi cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện chưa cụ thể, có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Các chuyên gia cũng lo ngại các vùng biển có nhiều tiềm năng như tỉnh Bình Thuận sẽ xảy ra chồng lấn giữa các tổ chức khác nhau.
Thực tế trên đòi hỏi cần phải có cơ chế, chính sách để kịp thời tháo gỡ khó khăn liên quan đến các đề xuất của tổ chức, cá nhân trong việc đo đạc, khảo sát, đánh giá tài nguyên năng lượng gió trên biển, góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên năng lượng gió biển để phát điện và phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như triển khai các cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26.
-
Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đất -
Đề xuất khai thác 68,35 km cao tốc Vân Phong - Nha Trang trước 10/1/2025, vượt tiến độ 12 tháng -
Làm rõ phương án đầu tư cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại -
TP. Cần Thơ giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp -
Sau gần một năm khởi công, dự án 3.500 tỷ đồng ở Quảng Ngãi chỉ giải ngân khoảng 6% -
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa -
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/12 -
2 Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu -
3 Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng -
4 Việt Nam sẵn sàng tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn -
5 Hà Nội: Chung cư chưa có sổ hồng nhưng vẫn có giá lên tới 85 triệu đồng/m2
- VINACONEX và Đại học Xây dựng Hà Nội hợp tác đào tạo ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị
- CT Group và những dấu ấn công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
- Nhựa Tiền Phong lần thứ 4 đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia
- Xu hướng đào tạo tiếng Anh trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Nam
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024