-
Xây dựng Hòa Bình đã lãi; ACV lãi đậm; Vietjet hợp tác với OpenAirlines -
Hóa giải thách thức từ nguy cơ thương chiến thế giới -
Lập Tổ triển khai xây dựng quy trình thủ tục hải quan -
Ống dẫn dầu của Việt Nam bị áp thuế 37,4% tại Canada -
Quảng Trị bố trí kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự
. |
FPT vừa chính thức công bố, kết thúc năm 2018, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT lần lượt đạt 23.214 tỷ đồng và 3.852 tỷ đồng, tương đương 106% và 111% kế hoạch cả năm, tăng 17% và 30% so với cùng kỳ trong điều kiện so sánh tương đương (kết quả năm 2017 không gồm lợi nhuận thoái vốn từ FPT Retail và Synnex FPT đồng thời hợp nhất kết quả kinh doanh của hai công ty này theo phương pháp vốn chủ).
Còn nếu trong điều kiện so sánh với số liệu thực tế năm 2017 (không thực hiện điều chỉnh), doanh thu giảm 47% và LNTT giảm 9%.
Với kết quả này, lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 3.228 tỷ đồng và 2.615 tỷ đồng, tăng 30% và 35% nếu so sánh tương đương, giảm 8% và 11% so với số thực tế cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 3.897 đồng, tăng 35% nếu so sánh tương đương, giảm 13% so với số thực tế cùng kỳ.
Một chỉ số rất đáng chú ý, đó là sau khi FPT thoái bớt vốn tại mảng phân phối và bán lẻ, để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là công nghệ, thì tỷ suất lợi nhuận đạt 16,6%, tăng gấp 1,7 lần so với cùng kỳ.
Báo cáo tài chính từ FPT cho thấy, riêng khối công nghệ, năm 2018 lợi nhuận đã tăng 34%. Cụ thể, năm qua, khối công nghệ ghi nhận doanh thu và LNTT lần lượt là 13.395 tỷ đồng và 1.519 tỷ đồng, tăng tương ứng 21% và 34% so với cùng kỳ, tương đương 110% và 104% kế hoạch năm.
Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu phần mềm ghi nhận doanh thu 8.443 tỷ đồng, tăng 35%; lợi nhuận trước thuế đạt 1.360 tỷ đồng, tăng 27%. Doanh thu xuất khẩu phần mềm tại các thị trường nước ngoài của FPT đều có mức tăng trưởng tốt, trong đó thị trường châu Âu tăng 23%, thị trường Nhật tăng 30% và thị trường Mỹ tăng 55% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, khối viễn thông đạt 8.831 tỷ đồng doanh thu, tăng 15%, đạt 102% kế hoạch năm, LNTT đạt 1.458 tỷ đồng, tăng 19%, tương đương 105% kế hoạch năm.
Trong đó, lĩnh vực dịch vụ viễn thông là động lực tăng trưởng chính, đóng góp 94% doanh thu của toàn khối. Doanh thu và LNTT của mảng này lần lượt đạt 8.293 tỷ đồng và 1.142 tỷ đồng, tăng 16% và tăng 26% so với cùng kỳ, nhờ kết quả kinh doanh tốt và giảm tỷ lệ trích quỹ viễn thông công ích so với năm ngoái theo quy định.
Một điểm sáng đáng chú ý khác, đó là bất chấp sự bất ổn của kinh tế thế giới, toàn cầu hóa tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng của FPT. Năm 2018, thị trường nước ngoài mang về cho FPT 9.097 tỷ đồng doanh thu, tăng 26% và 1.472 tỷ đồng LNTT, tăng 27% so với năm trước. Tỷ trọng doanh thu thị trường nước ngoài trong tổng doanh thu FPT tăng từ 16% năm 2017 lên 39% trong năm 2018.
Với chiến lược tập trung vào chuyển đổi số, doanh thu mảng dịch vụ này tại thị trường nước ngoài mang lại 1.679 tỷ đồng cho FPT, tăng 31%, chiếm 20% tổng doanh thu xuất khẩu phần mềm.
-
Quảng Trị bố trí kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Việt Nam xuất khẩu gần 30 triệu tấn xi măng và clinker -
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự -
Tháng 1/2025, EVNGENCO1 sản xuất được đạt 2,585 tỷ kWh -
EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025 -
Chính thức chốt giá trị vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - ACV là 21.786 tỷ đồng -
Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”
- BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service