-
EVN tập trung đẩy nhanh các dự án nguồn điện -
Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng -
Sẽ chặn Temu, Shein nếu không hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024 -
Thừa Thiên Huế tích cực hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Viettel Post đầu tư công viên logistics; Vinhomes thêm 2 công ty khu công nghiệp; Hoa Sen lập tổng kho ở Hà Nam -
Nhà đầu tư giao thông lo ngại thông tin chưa đúng về tình hình tài chính
Khung pháp lý còn sơ khai
Các start-up cung cấp dịch vụ BNPL liên tiếp công bố thông tin hoàn tất các thương vụ gọi vốn, bất chấp những tác động từ dịch bệnh kéo nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Ngoài những công ty nội địa, một số start-up nước ngoài cũng đang lên kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam.
Sau khi huy động 2,2 triệu USD giữa tháng 11/2021, Plentina - một công ty khởi nghiệp cung cấp dịch vụ BNPL có trụ sở chính tại Philippines dự tính sử dụng nguồn vốn mới để tham gia thị trường Việt Nam, cũng như tuyển dụng các nhân sự cấp cao. Tuy nhiên, khung pháp lý và các hướng dẫn cụ thể trong lĩnh vực này chưa theo kịp sự phát triển của các start-up.
Tại Việt Nam, có hơn 200 công ty công nghệ tài chính (fintech) đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng hành lang pháp lý còn sơ khai khiến các quy định pháp luật mới ở bước đầu về tiền tệ, ngân hàng, như trung gian thanh toán và định danh điện tử (eKYC). Hiện các nhà cung cấp mô hình BNPL chưa được coi là các tổ chức tài chính. Sanbox cho fintech còn ở bước đầu thực hiện.
Thực tế, BNPL là mô hình kinh doanh rất mới và chưa được điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng như công ty tài chính hay ngân hàng. Đại diện Fundiin và Zone Startups Việt Nam - đơn vị tăng tốc khởi nghiệp đầu tư vào Fundiin từ những ngày mới thành lập cho biết, có nhiều mô hình BNPL khác nhau đang hoạt động trên thị trường. Theo đó, có nhóm tính lãi và miễn phí phạt trễ thanh toán (như Affirm), miễn lãi và tính phí phạt (như Klarna, Afterpay và Fundiin), tính lãi/phí sử dụng cùng tính phí phạt (đa phần các BNPL Việt Nam).
Theo bà Quỳnh Võ, Giám đốc Zone Startups Việt Nam, việc các start-up tính phí phạt trễ hạn thanh toán cao hay thấp không liên quan đến việc có bị kiểm soát bởi luật định hay không. “Bộ luật Dân sự quy định lãi suất cho vay tối đa 20%, còn Luật Các tổ chức tín dụng không quy định trần lãi suất, nên các ngân hàng và công ty tài chính tự thỏa thuận lãi suất, có khi lãi suất rất ‘cắt cổ’ (một số công ty tài chính)”, bà Quỳnh nói và cho rằng, cần kiểm soát để lĩnh vực BNPL phát triển bền vững.
Hiện có nhiều mô hình thanh toán linh hoạt và sự cạnh tranh gay gắt từ chính các nhà cung cấp trong và ngoài nước (các tổ chức tài chính như Mastercard và Goldman Sachs cũng đang xây dựng dịch vụ của riêng mình). Vì vậy, việc “cắt cổ khách hàng” được Zone Startups và Fundiin cho là khó có thể xảy ra ở các công ty BNPL đang làm việc nghiêm túc, khi mà rất nhiều start-up đang cố gắng tạo ra các tiện ích và tìm kiếm chỗ đứng vững chắc ở thị trường còn non trẻ.
Rủi ro từ mua sắm quá tay
Ngoài thách thức về pháp lý, các start-up cung cấp dịch vụ BNPL còn đang kích thích thói quen mua sắm, kể cả với những món hàng mà người tiêu dùng không thực sự cần đến. Thế nên, đã có những quan điểm lo ngại về xu hướng BNPL có thể cổ xuý thói quen mua hàng bốc đồng và người tiêu dùng có thể phải đối mặt với những khoản nợ trong lâu dài.
Tệp khách hàng tiềm năng của BNPL ở Việt Nam là người trẻ (18 - 40 tuổi) đang chiếm ưu thế khi nhóm này ngày càng ưa thích sử dụng các ứng dụng công nghệ để mua sắm. Đặc biệt, theo kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 của Deloitte, đại dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến. Có đến 76% người trẻ trong độ tuổi 20 - 40 có tần suất mua sắm trực tuyến từ 1 - 3 lần/tháng thông qua các trang thương mại điện tử.
Mặt lợi của một dịch vụ thanh toán mới nổi như BNPL là cho phép người tiêu dùng chưa có khả năng tài chính trả toàn bộ chi phí mua sản phẩm, cũng là cách giúp các nhãn hàng kích cầu thêm lượng khách hàng. Tuy nhiên, ngoài việc rơi vào bẫy nợ khi không thể trả khoản nợ (dù đã được chia thành nhiều gói nhỏ), điểm tín dụng của người tiêu dùng cũng sẽ bị tổn hại trong dài hạn.
“Việc mua sắm quá tay hoặc không có một kế hoạch chi tiêu hợp lý, không thể trả đúng kỳ hạn là những rủi ro tiềm ẩn không chỉ cho người tiêu dùng, mà còn cho chính các công ty đang áp dụng mô hình BNPL như hiện nay”, bà Quỳnh Võ chia sẻ.
-
Tiếp tục hỗ trợ đưa Vietnam Airlines thành tập đoàn hàng không lớn trong khu vực -
Chưa xuất hiện cổ đông nước ngoài tại hãng bay Vietravel Airlines -
Doanh nhân Tạ Thanh Hải, Đồng sáng lập Công ty Công nghệ OLLI: Đưa AI đến từng ngóc ngách cuộc sống người Việt -
Đề xuất thay đổi mô hình tại Vietravel Airlines -
Sẽ chặn Temu, Shein nếu không hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024 -
Thừa Thiên Huế tích cực hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Philippines khởi xướng điều tra tự vệ với xi măng, doanh nghiệp Việt phải phối hợp
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group