
-
Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh
-
Heo nái Việt Nam lần đầu được bảo vệ quyền lợi theo chuẩn quốc tế
-
Đảm bảo chất lượng và xuất khẩu chăn nuôi qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
-
Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, tổ chức tại Hà Nội gần đây, ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Hợp tác xã nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, hợp tác xã đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái và Cao Bằng.
Theo ông, dâu tằm là cây lâu đời ở Việt Nam. Trồng dâu đang mang lại thu nhập lên đến 300 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn 180 triệu đồng/năm. Trong đó, nhiều sản phẩm như tơ tằm, tơ lụa đã xuất khẩu ra thị trường thế giới, đặc biệt là Ấn Độ.
Điểm nổi bật là trong toàn bộ quá trình trồng dâu nuôi tằm, hợp tác xã rất hạn chế sử dụng phân bón hóa học và cũng không dùng thuốc bảo vệ thực vật, từ đó giúp bảo vệ môi trường, tạo dinh dưỡng cho đất.
“Vậy tôi xin hỏi với các diện tích trồng dâu theo vùng lớn có thể được đo đếm và cấp chứng nhận tín chỉ carbon không”, ông Nguyễn Quốc Huy đặt câu hỏi tại diễn đàn.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Quốc Huy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Đỗ Đức Duy đánh giá ý tưởng trồng dâu nuôi tằm hướng đến cấp và bán tín chỉ carbon “rất hay”.
![]() |
Trồng dâu nuôi tằm là ngành phát thải thấp, có tiềm năng mang về tín chỉ carbon. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. |
Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, hiện nay nhu cầu phát triển trồng dâu nuôi tằm lớn, không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước. Cây dâu tằm có thể phát triển được trên đất đồi, đất dốc mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Một số địa phương vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc... đã chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, theo ước tính có thể thu nhập từ 250 triệu đến 300 triệu đồng/ha/năm.
“Nếu chúng ta đầu tư thêm, dùng phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học... áp dụng vào trồng dâu thì phát thải rất thấp, có tiềm năng bán tín chỉ carbon. Sắp tới, chúng tôi sẽ hỗ trợ các địa phương và bà con. Chúng ta hướng tới xây dựng các phương thức cấp chứng chỉ carbon với các diện tích trồng dâu nuôi tằm, góp phần đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.
Ông cũng gợi mở, không chỉ trồng dâu tằm mà còn nhiều lĩnh vực khác trong nông nghiệp cũng có thể được cấp chứng chỉ carbon và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Được biết, trong tổng cơ cấu phát thải khí nhà kính, phát thải lớn nhất là năng lượng chiếm đến 62%, sau đó là nông nghiệp. Vì vậy, ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong giảm phát thải, giúp Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero.
Về triển khai công tác giảm phát thải khí nhà kính, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhận định Bộ Nông nghiệp và Phá triển nông thôn đã có những giải pháp rất tích cực.
Cụ thể, bộ này đã ban hành kế hoạch giảm phát thải đến 2030, trong đó có nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, đất. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp cũng triển khai mạnh mẽ để ban hành các quy định mang tính chất hướng dẫn thực hiện giảm phát thải, đặc biệt như lĩnh vực tín chỉ carbon trong lâm nghiệp.
Thời gian tới, để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và hướng tới mục tiêu Net Zero, Cục Biến đổi khí hậu sẽ tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn dần dần ra được bộ tiêu chí hướng dẫn cụ thể để bà con thực hiện.
“Tôi mong rằng bà con nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện, để những vấn đề từ bỡ ngỡ trở nên quen thuộc”, đại diện Cục Biến đổi khí hậu chia sẻ.

-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh -
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp -
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower