-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Đến cuối năm 2016, số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn chỉ còn 511 doanh nghiệp. |
Điểm lại tiến trình cổ phần hóa của Việt Nam, ông Aaron Batten cho biết, từ năm 1999 đến hết quý II/2015, đã có 4.269 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Những đơn vị chưa kịp chuyển đổi sở hữu đã có những tiến bộ đáng kể trong việc rút vốn khỏi ngành nghề kinh doanh chính.
“Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc ban hành hàng loạt biện pháp, chính sách cụ thể để xử lý, đặc biệt là Quyết định 929/QĐ-TTg năm 2013 bắt buộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải xây dựng đề án tái cơ cấu chi tiết”, ông Aaron Batten nhấn mạnh và đánh giá cao kế hoạch mà Chính phủ đang theo đuổi là cổ phần hóa 289 doanh nghiệp trong năm nay.
Theo ông Aaron Batten, tính đến đầu tháng 7/2015, đã có 61 doanh nghiệp nằm trong danh sách chuyển đổi sở hữu được cổ phần hóa. Rất nhiều doanh nghiệp nằm trong danh sách này đã hoàn thành khâu quan trọng nhất là định giá. Với tiến độ này, cộng thêm quyết tâm của Chính phủ và các bộ, ngành, vào cuối năm 2016, số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn chỉ còn 511, thay vì 806 doanh nghiệp vào đầu năm 2015.
Tất nhiên, để đạt được mục tiêu trên, theo ông Aaron Batten, là không hề dễ dàng, vì việc cổ phần hóa những doanh nghiệp còn lại khó khăn, phức tạp hơn những doanh nghiệp đã được “thanh lý” trước đó. Hiện quy mô của doanh nghiệp phải cổ phần hóa không chỉ lớn hơn rất nhiều, mà còn nhiều vấn đề phức tạp phải xử lý trước khi đa dạng hóa sở hữu như nợ phải trả, nợ khó đòi không rõ ràng.
“Những thách thức này, cộng với những hạn chế cố hữu của khu vực doanh nghiệp nhà nước là tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp… thiếu minh bạch cũng khiến việc tìm kiếm nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược sẵn lòng tham gia IPO trở nên khó khăn hơn”, ông Aaron Batten nhận định.
Đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA), ông Makoto Kato cũng như đại diện các tổ chức quốc tế đang nỗ lực giúp đỡ Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, khu vực doanh nghiệp nói riêng rất mong muốn doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được năng lực quản trị, quy mô vốn, khả năng cạnh tranh, chứ không chỉ là cổ phần hóa, vì cổ phần hóa chỉ là công việc đầu tiên của cả quá trình tái cơ cấu.
Trước khi thực hiện tái cơ cấu bước 2 là nâng cao năng lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, theo ông Makoto Kato, Việt Nam phải hoàn thành bước 1 là nhanh chóng chuyển đổi doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang thành phần kinh tế khác. Để thực hiện được việc này, cần phải có sự tham gia của định chế tài chính nhà nước, cụ thể là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty TNHH Mua bán nợ (DATC).
Theo vị chuyên gia kinh tế của JICA này, Chính phủ, Bộ Tài chính phải có chế tài xử lý đối với những doanh nghiệp mới cổ phần hóa một phần và doanh nghiệp chưa IPO, nhưng vẫn chuyển thành công ty cổ phần theo Nghị quyết 40/NQ-CP năm 2015 của Chính phủ chậm chuyển quyền đại diện vốn nhà nước về SCIC. SCIC sẽ giúp các doanh nghiệp này tái cơ cấu, thay đổi cung cách quản trị, điều hành, tổ chức bộ máy, từ đó mới có thể thu hút được nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược.
Tương tự, ông Makoto Kato cho rằng, cần phải có cơ chế để DATC can thiệp mạnh hơn vào việc xử lý tồn tại đối với doanh nghiệp gặp khó khăn sau khi đã chuyển thành công ty cổ phần. “Sau khi đã hoàn thành tiến trình tái cơ cấu, xử lý nợ lần giai đoạn đầu, với tư cách là cổ đông của doanh nghiệp, DATC và SCIC phải mạnh dạn sửa đổi điều lệ doanh nghiệp theo hướng mở để thu hút cổ đông khác, đặc biệt là cổ đông chiến lược tham gia mua lại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, ông Makoto Kato khuyến cáo.
Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, về cơ bản các chính sách, cơ chế tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. “Vấn đề còn lại là triển khai thực hiện. Bộ Tài chính đang rà soát để công bố danh tính doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2015; bên cạnh đó sẽ công bố tiến độ thực hiện của từng đề án cổ phần hóa làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương đôn đốc, giám sát, kiếm tra và tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh”, ông Tiến nói.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025