-
Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 16/1: Cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng -
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 -
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế
Bộ Y tế thiết lập mô hình trạm y tế lưu động tại TP.HCM và một số địa phương
Sáng 19/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp trực tuyến bàn các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, trong đó có thiết lập mô hình triển khai trạm y tế lưu động với TP.HCM và các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp với TP.HCM và một số địa phương thiết lập mô hình triển khai trạm y tế lưu động tuyến xã, phường với phương châm “bám dân, gần dân và phục vụ người dân”.
Trước đây mỗi xã phường có 1 trạm y tế, nhưng trong bối cảnh hiện nay có thể bố trí nhiều hơn, nhất là tại khu vực đông dân cư, nhiều người nhiễm Covid-19 như tại TP.HCM.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, mô hình trạm y tế lưu động là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với TP.HCM và một số địa bàn tại các địa phương không thể quản lý điều trị F0 tại những khu vực tập trung.
Đồng thời Bộ trưởng Y tế lưu ý các địa phương còn lại chuẩn bị sẵn sàng triển khai mô hình này để nếu xảy ra tình huống như trên thì có thể kích hoạt ngay.
Bên cạnh đó, cũng theo tư lệnh ngành Y tế, cơ quan này sẽ ban hành Hướng dẫn tạm thời quản lý, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà và Hướng dẫn mô hình hoạt động trạm y tế lưu động.
Về địa điểm thiết lập trạm y tế lưu động, Bộ trưởng cho rằng có thể triển khai mô hình này ở bất cứ địa điểm nào (nhà thi đấu, phòng khám đa khoa khu vực, nhà văn hoá, UBND xã, phường, hoặc nhà dân rộng rãi xa các nhà xung quanh).
Trong trường hợp không thể chọn các địa điểm trên thì có thể chọn “thiết lập trên đường phố”.
Về nhân lực của các trạm y tế cơ động này, về cơ bản mỗi trạm 1-2 bác sĩ; đối với lực lượng cán bộ y tế khác có thể từ 5-7 người; nhân lực khác nên chọn tình nguyện viên trên địa bàn có sự am hiểu về dân cư và tình hình của địa bàn.
Về trang thiết bị tối thiểu nhất có thể, có 2 bình ô-xy, mặt nạ thở ô-xy để thay phiên và một số dụng cụ sơ cứu khác. Túi thuốc cấp cứu lưu động cũng cần tối giản.
Nguyên tắc hoạt động của các trạm y tế lưu động là thực hiện chức năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong điều kiện tối giản, nhân lực tối giản, nhưng hoạt động phải đảm bảo các yếu tố quản lý điều trị;
Chăm sóc ban đầu với các bệnh lý thông thường (phải phục vụ khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, khám, cấp phát thuốc cho người bệnh mạn tính); quản lý, chăm sóc, điều trị các trường hợp F0 tại cộng đồng có kiểm soát và có thể chuyển tuyến.
Bên cạnh đó, trạm y tế lưu động còn tổ chức thực hiện xét nghiệm test nhanh Covid-19 và một số xét nghiệm khác; tổ chức tiêm chủng vắc-xin và thực hiện nhiệm vụ truyền thông trong cộng đồng.
Chính quyền các tỉnh, thành phố phải điều hành hoạt động của các trạm y tế lưu động này và có ưu tiên để các trạm kết nối được với lực lượng cấp cứu cơ động có chức năng chuyển tuyến, bố trí xe cấp cứu chuyển bệnh nhân cần cấp cứu lên tuyến trên kịp thời”.
Bộ trưởng cũng đề nghị TP.HCM sắp xếp nhân sự cho các trạm y tế lưu động, nêu rõ số lượng nhân lực cần hỗ trợ để Bộ Y tế có kế hoạch trợ giúp phù hợp.
Hà Nội thêm 25 ca mắc mới
25 ca mắc mới được ghi nhận vào trưa nay bao gồm 4 ca tại cộng đồng và 21 ca tại khu cách ly, khu vực phong tỏa, thuộc hai chùm ca bệnh sàng lọc ho sốt (3), ho sốt thứ phát (22).
Các quận, huyện ghi nhân số ca mắc mới là Hai Bà Trưng (10), Hoàng Mai (4), Đông Anh (2), Hà Đông (2), Thanh Trì (2), Ba Đình (1), Đống Đa (1), Hoàn Kiếm (1), Thanh Xuân (1), Thường Tín (1).
Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2389 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1238 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1151 ca.
Về kết quả lấy mẫu xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ cao, người sinh sống trong khu vực nguy cơ, khu vực phong tỏa, tính đến 12h00 trưa nay, toàn Thành phố đã lấy được 276.888 mẫu, trong đó có 53.734 mẫu âm tính, các mẫu còn lại đang chờ kết quả.
Cụ thể, toàn thành phố đã lấy 17.778 mẫu ở khu vực phong tỏa, 350 mẫu có kết quả âm tính; 119.912 mẫu ở khu vực nguy cơ, 29.974 mẫu âm tính; 139.198 mẫu là đối tượng nguy cơ, 23.410 mẫu âm tính.
Quy định mới về nhập cảnh khi về Hà Nội
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành văn bản số 2681/UBND-KGVX về việc triển khai thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày đối với người nhập cảnh đủ điều kiện.
Theo đó, người được phép nhập cảnh trên địa bàn Hà Nội sẽ phải thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày và tiếp tục theo dõi y tế trong 7 ngày tiếp theo nếu bảo đảm đủ một số điều kiện bao gồm: Giấy xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh.
Giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 (trong đó, liều cuối cùng đã được tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh), hoặc giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR (mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp.
Khi đủ điều kiện cách ly y tế 7 ngày, trong quá trình di chuyển từ cửa khẩu về cơ sở cách ly tập trung;
Từ cơ sở cách ly tập trung về nơi lưu trú và trong thời gian tự theo dõi y tế, người nhập cảnh phải luôn thực hiện thông điệp "5K", đặc biệt là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, luôn bật và sử dụng ứng dụng Bluezone; thực hiện nghiêm việc cách ly và tự theo dõi sức khỏe sau khi cách ly theo đúng quy định của Bộ Y tế và UBND TP.Hà Nội.
Bộ Y tế nêu biện pháp giúp 12 tỉnh, thành Tây Nam bộ sớm kiểm soát dịch Covid-19
Để hỗ trợ phòng chống dịch cho 12 tỉnh, thành phố này, từ cuối tháng 7, Bộ Y tế đã thành lập 4 tổ công tác của Bộ gồm nhiều chuyên gia hàng đầu có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị liên quan của tỉnh, để triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
Theo CDC Hà Nội hiện vẫn còn hơn 75.000 mẫu xét nghiệm Covid-19 ở khu vực nguy cơ vẫn chờ kết quả. |
Để kiểm soát được dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh trước hết phải kiểm soát được không cho dịch xâm nhập, kiểm soát không bùng phát dịch từ bên trong, cùng đó, địa phương cũng phải đảm bảo ổn định trật tự an toàn, an sinh xã hội.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đặc biệt lưu ý các địa phương đánh giá mức độ nguy cơ, từ đó quyết định áp dụng phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 hoặc 15 hay 19. Đặc biệt, các địa phương cần tập trung cao độ xét nghiệm để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Nhấn mạnh với 12 tỉnh, thành phố, Thứ trưởng cho biết khi địa phương còn đáp ứng đủ năng lực cách ly tập trung thì phải đưa F1 cách ly tập trung. Tuy nhiên, để chuẩn bị tình huống số ca bệnh tăng nhanh, kéo theo lượng F1 lớn, Thứ trưởng đặc biệt đề nghị các tỉnh, thành phố sớm hoàn thiện phương án cách ly F1 tại nhà để trình lãnh đạo Sở Y tế hoặc UBND tỉnh phê duyệt.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý các tỉnh, thành phố phải chủ động đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng khi vắc-xin về tới địa phương trên kế hoạch tiêm chủng tổng thể đã phê duyệt.
"Để thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch trên đây, các tổ công tác của Bộ Y tế cần tham mưu, phối hợp chặt chẽ với Sở y tế và sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo chống dịch của tỉnh, mục tiêu đến ngày 25/8 phải kiểm soát được dịch bệnh, sớm đẩy lùi dịch bệnh ở các tỉnh này và trên cả nước", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Hơn 13.000 cán bộ y tế hỗ trợ các tỉnh phía Nam chống dịch
Chiều ngày 18/8, Bộ Y tế thông tin, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố trực thuộc khu vực phía Bắc, miền Trung đã cử 13.145 cán bộ y tế hỗ trợ TPHCM và các tỉnh phía Nam phòng chống dịch Covid-19.
Trong đó, Bộ Y tế đã điều động 11.411 cán bộ y tế, gồm: 1054 bác sỹ, 2145 điều dưỡng và 6008 giảng viên, sinh viên từ các trường y.
Các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, miền Trung đã cử 1734 nhân viên y tế, với 438 bác sỹ và 1248 cán bộ y tế, tình nguyện viên. Số còn lại là các nhân viên trợ giúp công tác hành chính, hậu cần, truy vết…, hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm và vận chuyển mẫu xét nghiệm…
Cùng với hỗ trợ về nhân lực, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ vật tư, trang thiết bị như thành lập Kho dã chiến tại TP.HCM để tập kết vật tư, trang thiết bị y tế hỗ trợ thành phố và các tỉnh phía Nam.
Trong đợt dịch Covid-19 thứ 4 đến nay, Bộ Y tế đã quản lý, cấp phát 4.975 máy thở (trong đó có 4080 máy thở dòng cao HFNC), 191 máy xét nghiệm RT-PCR, 93 máy tách chiết, 10 máy ECMO, 50 máy lọc máu và hàng triệu test xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Bộ Y tế đã vận động, huy động các doanh nghiệp, tổ chức tham gia hỗ trợ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đến nay các doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ 4315 máy thở các loại, trên 100 máy RT-PCR, 63 máy tách chiết, 63 xe tiêm chủng lưu động, 63 xe vận chuyển vaccine, trên 3 triệu test nhanh kháng nguyên, trên 300.000 test RT-PCR và hàng chục nghìn vật tư tiêu hao, trang bị phòng hộ cá nhân các loại, với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Bộ này cũng phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ các loại thuốc điều trị Covid-19 nhằm tạo đẩy mạnh hiệu quả công tác điều trị người bệnh Covid-19, như phối hợp với Vingroup mua, nhập khẩu, tiếp nhận thuốc Remdesivir điều trị người nhiễm Covid-19; chuẩn bị tiếp nhận thuốc để triển khai chương trình điều trị có kiểm soát F0 tại cộng đồng ở TPHCM.
Hà Nội: Hơn 75.000 mẫu xét nghiệm vẫn chờ kết quả
Sáng 19/8, trên địa bàn TP. Hà Nội ghi nhận 5 ca mắc Covid-19 mới thuộc chùm ho, sốt thứ phát và đều đã được cách ly. Số mắc được ghi nhận tại quận Đống Đa (4), Hà Đông (1).
Như vậy, tính từ 29/4 đến nay, trên địa bàn TP. Hà Nội ghi nhận 2.364 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.234 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.130 ca.
Về kết quả lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 cho người ở khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ và đối tượng là người nguy cơ, tính đến 19 giờ 18/8, trên địa bàn TP đã lấy được 139.010 mẫu (6.762 mẫu ở khu vực phong tỏa, 56.340 mẫu ở khu vực nguy cơ và 75.908 mẫu là người nguy cơ). Hiện tại có 500 mẫu của đối tượng nguy cơ có kết quả âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.
Theo CDC Hà Nội, từ khi giãn cách xã hội (24/7) đến nay, trung bình mỗi ngày, thành phố phát hiện thêm trên dưới 60 F0. Đỉnh điểm như ngày 30/7, Hà Nội ghi nhận 119 bệnh nhân. Các ngày 6/8, 13/8, số F0 trong ngày vượt mốc 100 ca. Riêng chiều 15/8, thành phố không ghi nhận trường hợp dương tính.
Có thể thấy, lượng bệnh nhân mới trong ngày ở Hà Nội có nhiều biến động phức tạp. Tuy nhiên, gần một tháng giãn cách, số F0 trong vòng 24 giờ có xu hướng giảm, thấp hơn con số trung bình.
Thành phố chỉ còn chưa đầy 5 ngày nữa sẽ kết thúc lần giãn cách xã hội thứ 2. Đây là thời gian vàng để Hà Nội nhanh chóng dập dịch, chuẩn bị kỹ lưỡng sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra.
Lá chắn thép giúp thành phố hoàn thành mục tiêu này đó là xét nghiệm diện rộng, chuẩn bị cho các tầng điều trị và tăng tốc độ bao phủ vắc-xin.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành phố đã giao đơn vị nâng công suất xét nghiệm lên 200.000 mẫu/ngày; cách ly tập trung lên 50.000 chỗ; công suất điều trị lên 40.000 giường và thành lập trung tâm hồi sức tích cực, phân luồng để có thể tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch.
Trong thời gian giãn cách xã hội, Bí thư Hà Nội sẽ giao ngành Y tế và địa phương đẩy mạnh tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 với mục tiêu vắc-xin về đến đâu, tiêm ngay đến đó, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, an toàn.
Bình Dương sẵn sàng phương án chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà
Tối 18/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương cho biết trong ngày 18/8, tỉnh ghi nhận 2.513 ca mắc Covid-19 mới.
Trong số ca mắc mới có đến 58,2% được phát hiện qua sàng lọc từ cộng đồng. Trong đó, thị xã Bến Cát ghi nhận 998 trường hợp F0 trong cộng đồng và 101 ca trong khu phong tỏa. Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 52.346 ca mắc Covid-19.
Tỉnh đang phân ra các khu vực gồm: Khu vực có nguy cơ rất cao (ổ dịch trong vùng đỏ), khu vực có nguy cơ cao (vùng vàng), khu vực có nguy cơ thấp (vùng xanh) để đẩy mạnh lấy mẫu xét nghiệm.
Theo đó, tình huống qua sàng lọc phát hiện địa bàn còn nhiều F0; tỉnh chuẩn bị phương án cho các cấp, ngành trong tỉnh thành lập tổ phản ứng nhanh điều phối việc theo dõi điều trị F0 tại nhà, thực hiện chuyển viện khi có triệu chứng diễn biến vừa, nặng. Các địa phương chuẩn bị sẵn sàng xe chuyển thương, bình oxy, cán bộ y tế cắm chốt theo từng phường, xã, khu vực.
Để đảm bảo cho F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà và báo cho cán bộ y tế hàng ngày, ngành phải có hướng dẫn F0 tự dùng một số thuốc thông thường để điều trị triệu chứng, điều trị ban đầu. Chuẩn bị sẵn túi an sinh (gồm thuốc Multivitamin, vitamin C, thuốc kháng đông, kháng viêm, kháng virus…) để cấp phát miễn phí cho người F0 tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.
-
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 -
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế -
Cẩn trọng với mỹ phẩm chứa corticoid -
Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm không đạt chất lượng -
Tin mới y tế ngày 15/1: Cảnh báo ung thư trung thất qua hai ca bệnh và lời khuyên từ bác sỹ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ