Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 14 tháng 01 năm 2025,
Tin mới về Covid-19 ngày 19/5: Điều chỉnh quy định về sàng lọc, phân luồng xét nghiệm Covid-19
D.Ngân - 19/05/2022 10:43
 
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh.

Cả nước có 1.715 ca Covid-19 tại 48 tỉnh, thành phố

Tính từ 16h ngày 18/5 đến 16h ngày 19/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 1.716 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 1.715 ca ghi nhận trong nước tại 48 tỉnh, thành phố, có 1.094 ca trong cộng đồng.

Ngày 19/5/2022, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 1.012 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-80), Vĩnh Phúc (-56), Hải Phòng (-39). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+46), Sơn La (+18), Quảng Bình (+17).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 1.799 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.704.524 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ, bình quân cứ 1 triệu người có 108.149 ca nhiễm.

Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.696.767 ca, trong đó có 9.380.064 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.596.741), TP Hồ Chí Minh (609.100), Nghệ An (483.876), Bắc Giang (387.490), Bình Dương (383.759).

9.587 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày

Tổng số ca được điều trị khỏi là 9.382.881 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 206 ca. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 172 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 19 ca; thở máy không xâm lấn là 2 ca; thở máy xâm lấn là 11 ca; ECMO là 2 ca.

Từ 17h30 ngày 18/5 đến 17h30 ngày 19/5 ghi nhận 1 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 1 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.073 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.507.242 mẫu tương đương 85.813.173 lượt người. Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 218.140.778 liều.

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 197.668.399 liều: Mũi 1 là 71.470.133 liều; Mũi 2 là 68.695.805 liều; Mũi 3 là 1.506.133 liều; Mũi bổ sung là 14.811.530 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 41.135.016 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 49.782 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.416.833 liều: Mũi 1 là 8.924.290 liều; Mũi 2 là 8.492.543 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 3.055.546 liều: Mũi 1 là 3.050.160 liều; Mũi 2 là 5.386 liều.

Hà Nội chỉ còn 381 ca F0

Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua đã ghi nhận 381 ca bệnh: 126 ca cộng đồng; 255 ca đã cách ly.

Bệnh nhân phân bố tại 143 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (39); Đông Anh (37); Hoàng Mai (34); Long Biên (31).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 từ ngày 29/4/2021 là 1.597.533 ca.

Đến nay, trên địa bàn thành phố còn 85.800 ca đang điều trị, trong đó có 112 ca điều trị tại bệnh viện và gần 85.700 ca theo dõi tại nhà. 

Tính từ chiều 16/4 cho đến hết ngày 18/5, Hà Nội đã triển khai tiêm mũi 1 cho 170.634 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Có lối đi riêng cho người ho, sốt, khó thở

Tại hướng dẫn mới nhất này, Bộ Y tế cho hay trong bệnh viện người đang điều trị các bệnh nếu mắc Covid-19 sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác điều trị, do vậy cần tổ chức sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm, phát hiện và điều trị Covid-19 sớm.

Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh.

Các khoa tập trung người bệnh nặng, có nguy cơ cao cần hạn chế tối đa lây nhiễm SARS-CoV-2. Lãnh đạo các bệnh viện cần tổ chức tốt công tác sàng lọc, phát hiện sớm người nghi nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt tại các khoa có nguy cơ cao và tập trung cấp cứu, điều trị ưu tiên giảm tử vong liên quan đến Covid-19.

Theo đó, người có dấu hiệu nghi nhiễm SARS-CoV-2 cần được sàng lọc, phát hiện sớm để tránh lây nhiễm và làm tăng nặng tình trạng bệnh khác, đặc biệt người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, lọc máu (thận nhân tạo) và hậu phẫu. Người được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 cần được khám và điều trị tách biệt với những người không bị nhiễm.

Bộ Y tế nêu rõ dựa trên hướng dẫn chung của Bộ Y tế, bệnh viện chủ động xây dựng, cập nhật và duy trì quy trình đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, xét nghiệm, điều trị và chuyển viện cho người mắc Covid-19 theo hướng linh hoạt, cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Theo đó, người bệnh, người nhà bệnh nhân vẫn đeo khẩu trang và khử khuẩn tay (việc giữ khoảng cách và kiểm tra thân nhiệt tùy theo bệnh viện) nhưng không cần có xét nghiệm âm tính trước khi vào bệnh viện.Các trường hợp có dấu hiệu nghi nhiễm cần chủ động thông báo và đi xét nghiệm...

Đây là hướng dẫn mới nhất thay cho trước đó để đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong Bệnh viện, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả người bệnh, người nuôi bệnh phải sàng lọc, xét nghiệm Covid-19 trước khi vào bệnh viện, nhân viên y tế phải xét nghiệm định kỳ, đặc biệt tại bộ phận các khoa Khám bệnh, hồi sức, thận nhân tạo...

Về sàng lọc, phân luồng: Áp dụng chung cho các bệnh viện công lập, tư nhân, có 1 cổng, nhiều cổng.

Tại các cổng có tiếp nhận người bệnh đặt biển báo: "Hướng đi dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau rát họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mất vị giác khứu giác".

Biển báo có thể bổ sung thêm các nội dung khác như các dấu hiệu khác, số điện thoại đường dây nóng... Biển báo có đèn chiếu sáng để nhìn rõ vào ban đêm.

Phía sau biển báo cần có biển chỉ dẫn đến khu vực khám sàng lọc Covid-19 (hoặc đến khoa/đơn nguyên truyền nhiễm của bệnh viện được phân công khám sàng lọc).

Khu vực khám sàng lọc có bố trí phương tiện vận chuyển như cáng, xe lăn cho người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp, có quy trình vệ sinh rõ ràng và thực hiện khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng.

Trong trường hợp bệnh viện có đặc thù như quy mô lớn, mặt bằng rộng hoặc các lý do đặc thù khác, bệnh viện có thể thiết lập và tổ chức sàng lọc người bệnh ngay tại cổng bệnh viện hoặc tại một số khoa/trung tâm, khối nhà của bệnh viện theo các nguyên tắc chung.

Về thực hiện biện pháp phòng, chống dịch, các bệnh viện có hướng dẫn người vào bệnh viện đeo khẩu trang và khử khuẩn tay.

Việc đo thân nhiệt, giữ khoảng cách do bệnh viện chủ động quy định và thực hiện phù hợp, dựa trên điều kiện mặt bằng cơ sở vật chất và số lượng người đến bệnh viện.

Các khu vực sàng lọc bảo đảm thông khí, bố trí đầy đủ phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh tay, túi, thùng, phương tiện và thực hiện quản lý chất thải, vệ sinh môi trường theo quy định".

Theo hướng dẫn, việc thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng các kỹ thuật nhằm phát hiện tình trạng nhiễm SARS-CoV-2) đối với các trường hợp người đến khám tại bệnh viện, người bệnh nội trú, nhân viên y tế nếu nghi ngờ mắc Covid-19 như có các dấu hiệu ho, sốt, chảy mũi, đau rát họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mất vị giác, khứu giác và các dấu hiệu bất thường khác có liên quan sau khi khám sàng lọc Covid-19.

Bệnh viện tập trung đánh giá nguy cơ và phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc Covid-19 để chỉ định xét nghiệm cho người bệnh trước khi làm phẫu thuật, người bệnh tại các khoa có nguy cơ cao như hồi sức tích cực, đột quỵ, lọc máu (thận nhân tạo), hậu phẫu và người bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn trên nguyên tắc bảo vệ đối tượng có nguy cơ cao, hạn chế tối đa lây nhiễm.

Các đối tượng khác như người chăm sóc người bệnh, người cung ứng dịch vụ cho bệnh viện, người đến công tác, làm việc với bệnh viện, học viên, khách đến thăm nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc Covid-19 như trên cần chủ động đến khu vực khám sàng lọc Covid-19 và thực hiện theo hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế.

Về cách tổ chức khu vực điều trị người bệnh Covid-19, hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ: Khu vực điều trị Covid-19 được tổ chức tại một trong các địa điểm như khoa truyền nhiễm; hoặc bố trí buồng bệnh hoặc khu vực điều trị Covid-19 trong khoa lâm sàng hoặc liên khoa lâm sàng; hoặc thiết lập Khu vực điều trị Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh.

Tại Khoa Hồi sức tích cực: bố trí buồng bệnh hoặc khu vực để cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch.

Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ trên điều kiện cơ sở vật chất, khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bố trí khu vực điều trị Covid-19 cho những người bệnh mắc Covid-19 khi đến hoặc trong quá trình khám, chữa bệnh tại cơ sở theo một hoặc một số cách nêu tại điểm a mục này. 

Thực hiện chuyển tuyến những người bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch khi vượt quá năng lực chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định hiện hành hoặc theo hướng dẫn của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Vắc-xin vẫn là biện pháp phòng dịch chủ yếu

Cập nhật cấp độ dịch mới nhất của Bộ Y tế cho biết trong số 10.604 xã phường cả nước, có 96,3% được xếp nhóm vùng xanh (nguy cơ thấp) và vùng vàng (nguy cơ trung bình).

Con số này có tăng so với 5 ngày trước đó. Hiện cả nước chỉ còn 7 xã phường (dưới 0,1%) là vùng đỏ (nguy cơ cao), giảm 3 xã phường so với trước đó 5 ngày.

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị Covid-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn. 

Đánh giá xu hướng tăng/giảm ca nặng, số ca nhập viện so với số ca mắc để đánh giá nguy cơ tình hình dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo ca bệnh tại cộng đồng, hỗ trợ triển khai các thủ tục, chính sách đối với người nhiễm bệnh và mua thuốc điều trị Covid-19

Để phòng chống dịch, Bộ Y tế nhấn mạnh, vắc-xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. 

Những chỉ số tích cực về phòng chống dịch Covid-19 đã làm cho bản đồ dịch tễ cấp độ dịch quy mô xã, phường trên cả nước cũng có sự thay đổi theo chiều hướng vùng xanh, vùng vàng là chủ đạo.

Thay đổi tiêu chí đánh giá cấp độ dịch
Sẽ điều chỉnh tiêu chí đánh giá cấp độ dịch từ kiểm soát tỷ lệ mắc mới tại cộng đồng sang kiểm soát tỷ lệ mắc Covid-19 được phân...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư