
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
Cập nhật kỹ thuật mới
Bệnh viện Chợ Rẫy tại TP.HCM tổ chức Hội nghị Tim mạch lần thứ ba, với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch trong và ngoài nước.
![]() |
Nhiều kỹ thuật mới điều trị bệnh lý tim mạch đã được tiến hành ở các cơ sở y tế giúp điều trị nhiều ca bệnh khó. |
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, bên cạnh ung thư, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, tâm thần thì các bệnh lý tim mạch đã và đang trở thành gánh nặng cho toàn bộ hệ thống y tế.
Các bệnh lý tim mạch để lại hậu quả vô cùng lớn cho sức khỏe của người dân. Do đó, việc chăm sóc, sử dụng các biện pháp kỹ thuật giúp đỡ, hỗ trợ, điều trị đối với các bệnh nhân tim mạch là hết sức quan trọng.
Tại Hội nghị, bác sĩ Kiều Ngọc Dũng, Trưởng Khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, rung nhĩ hiện tại đã trở thành một gánh nặng bệnh lý trên toàn thế giới, số lượng bệnh nhân mắc bệnh rung nhĩ ngày càng nhiều với khoảng 1-2% dân số bị mắc rung nhĩ.
Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 10% người trên 80 tuổi mắc rung nhĩ và 1/3 tổng số bệnh nhân rối loạn nhịp nhập viện là do rung nhĩ.
Rung nhĩ là nguyên nhân gây rối loạn nhịp hàng đầu khiến cho bệnh nhân phải nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh này có thể gây suy giảm nhận thức, tăng tử vong, đột quỵ và suy tim.
Trong những năm qua, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, việc điều trị rung nhĩ đã đạt được nhiều bước đột phá, đặc biệt trong việc triệt đốt rung nhĩ.
Với sự ra đời của kỹ thuật cô lập tĩnh mạch phổi bằng bóng lạnh cho phép làm lạnh vùng mô cơ tim tại vị trí cần triệt đốt xuống đến -40 độ C, phối hợp với việc sử dụng bản đồ giải phẫu điện học ba chiều trong buồng tim đã giúp thời gian triệt đốt rung nhĩ giảm đáng kể, cải thiện chất lượng sống và giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân suy tim.
Ở một báo cáo khác, PGS.TS Hoàng Văn Sỹ, Trưởng Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho biết những tiến bộ đáng kể trong quản lý bệnh tim mạch trong những năm gần đây đã cải thiện chất lượng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Trong đó, phải kể đến các thuốc chống đông máu mới.
Các thuốc này đã cho thấy hiệu quả trong phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ, điều trị và phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, mang đến một lựa chọn an toàn và thuận tiện hơn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các chất ức chế PCSK9 cũng là bước đột phá trong việc kiểm soát chứng tăng cholesterol máu.
Ngoài ra, những năm gần đây, y học thế giới chứng kiến sự phát triển của các liệu pháp kháng tiểu cầu mới giúp cải thiện sức khỏe ở những bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành cấp được can thiệp mạch vành qua da. Những tác nhân này đã làm giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ tái phát, bao gồm cả huyết khối stent.
Ngăn chặn sự lây lan của các dịch bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng tại một số địa phương trong cả nước, đặc biệt tại tỉnh Điện Biên đã ghi nhận hơn 10 người mắc bệnh than.
Để ngăn chặn kịp thời các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch kịp thời và hiệu quả.
Tổ chức triển khai các hoạt động giám sát, chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm.
Ngành y tế triển khai hiệu quả kế hoạch tiêm vắc-xin năm 2023; thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung bảo đảm độ bao phủ vắc-xin; thúc đẩy công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, nhất là tiêm chủng cho nhóm nguy cơ cao và trẻ em.
Các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế, các địa phương thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế; rà soát các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, tổ chức tập huấn về giám sát và xử lý ổ dịch, chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, nhất là bệnh than.
Các đơn vị y tế chủ động lực lượng thú y về giám sát và điều tra, xử lý ổ dịch trên người và động vật. Bộ sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước và quốc tế; thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình để có điều chỉnh các phương án phòng chống dịch kịp thời, phù hợp.
Hà Nội khuyến khích người dân tích cực, chủ động tiêm vắc-xin Covid-19
UBND TP.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND truyền thông tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại Thành phố năm 2023-2024.
Kế hoạch nêu rõ, truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, UBND các cấp về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới và tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.
Các đơn vị, địa phương truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 theo tinh thần “Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhằm phòng, chống dịch”. Khuyến khích người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch, đúng đối tượng theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Truyền thông về công tác cung ứng vắc-xin phòng Covid-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng. Sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, DN, tổ chức... trong triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn toàn TP.
Xây dựng các sự kiện liên quan đến truyền thông vận động người dân tham gia tiêm chủng để tăng cường truyền thông đến các nhóm đối tượng đích. Nâng cao năng lực truyền thông tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho các cơ quan báo chí, cán bộ y tế và lực lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng.
Phát hiện, nêu gương những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 an toàn, đạt hiệu quả cao. Thời gian thực hiện từ tháng 4/2023 đến tháng 12/2024.

-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)